Rối loạn cảm xúc, stress vì giãn cách dài ngày trong đại dịch

Thời gian giãn cách xã hội kéo dài, bạn cần có suy nghĩ tích cực, kiềm chế cảm xúc nếu không dễ bùng nổ các cuộc xung đột trong gia đình, ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần lâu dài.

 

Hà Nội là vùng trũng, nguy cơ dịch khó lường, làm gì để tránh như TP Hồ Chí Minh?

Hà Nội là vùng trũng, nguy cơ dịch khó lường, làm gì để tránh như TP Hồ Chí Minh?

PGS. TS Trần Đắc Phu cho rằng Hà Nội là 'vùng trũng', nhiều nơi đổ về, có thể có những ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng, nên nguy cơ dịch khó lường.

Stress vì giãn cách

Chị Nguyễn Thị Liên (ở thành phố Thủ Đức) than thở, chị làm lái xe taxi, từ tháng tư tới giờ công ty cho nghỉ việc đồng nghĩa không có thu nhập. Hàng tháng tiền thuê trọ của ba mẹ con chị là 2 triệu đồng, tiền ăn uống sinh hoạt, tiền chữa bệnh cho con (con chị Liên bị bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh), gửi tiền về cho mẹ đẻ ở Nghệ An để chữa bệnh ung thư khiến cuộc sống của chị Liên rơi vào stress, ở không được về cũng không xong.

Chị Liên chia sẻ hiện tại mấy mẹ con chị chỉ còn biết cắt giảm mọi chi tiêu. Hàng ngày, chị tranh thủ đi dọn dẹp hỗ trợ các nhà khác trong khu để lấy tiền nhưng đợt dịch giãn cách 4 ngày qua chẳng ai thuê chị tới dọn theo giờ. Suy nghĩ áp lực cơm áo gạo tiền rồi lại sợ không biết ngày mai ngủ dậy khu nhà trọ của mình có bị căng dây hay không khiến chị Liên mất ngủ liên miên.

{keywords}
Ảnh minh họa

Chị Liên chỉ mong có chuyên xe từ thiện để mẹ con chị có thể về tạm quê tá túc cho qua dịch rồi vào lại TP.HCM làm ăn. Ở xóm trọ của chị Liên đều là người lao động tự do từ các tỉnh về TP.HCM, nếu muốn nhận hỗ trợ cũng khó vì không có hộ khẩu. Nhiều người ngoại tỉnh giống chị Liên chỉ mong có thể về được quê để tá túc qua dịch.

Anh Nguyễn Văn Đạt (quê Hải Dương, trú tại Gò Vấp, TP.HCM) cho biết hai vợ chồng anh từ năm ngoái vào TP.HCM thuê địa điểm mở cửa hàng ăn bán cho công nhân. Tuy nhiên, năm ngoái tới năm nay rơi vào cảnh dịch bệnh, thu nhập bấp bênh. Mỗi tháng, anh Đạt phải trả tiền thuê mặt bằng vừa kinh doanh vừa làm chỗ ở mất gần chục triệu đồng. Áp lực cuộc sống khi dịch bệnh khiến họ dễ cáu giận, cãi vã.

Hãy suy nghĩ tích cực

BSCK II Huỳnh Thanh Hiển – Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết không chỉ riêng thời gian này mà từ đợt dịch trước, ông tiếp nhận rất nhiều cuộc điện thoại của bạn bè, bệnh nhân nhờ tư vấn do họ cảm thấy đang bị khủng hoảng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gia đình.

Áp lực dịch bệnh, sợ hãi mình có thể là F bất cứ lúc nào cũng khiến cho nhiều người rơi vào hoang mang. BS Hiển cho biết giãn cách xã hội khiến không gian giao tiếp, sinh hoạt của mọi người thu hẹp lại nên hầu như ai cũng có cảm xúc muốn bùng nổ, dễ gây cáu bẳn, mệt mỏi. Hơn nữa, tâm lý dịch bệnh lây lan, cảm xúc bất an, lo lắng nhất là số ca nhiễm trong ngày lên tới 1000 ca, bất kể khi nào mình cũng có thể phải đi cách ly, càng làm cho tâm lý căng thẳng hơn.

BS Hiển cho biết áp lực dịch bệnh đôi khi cả ở người có tiền lẫn người không có tiền. Ngay cả giới bác sĩ cũng áp lực, căng thẳng.

Cách tốt nhất để cân bằng cảm xúc, tránh trầm cảm trong đại dịch đó là chúng ta cần học cách bình tĩnh lại, kiểm soát tốt cảm xúc của mình, suy nghĩ tích cực, duy trì nền nếp sinh hoạt khoa học.

BS Hiển cho rằng chỉ có suy nghĩ tích cực dịch rồi cũng sẽ qua, có thể làm các việc giết thời gian như xem phim, đọc sách, khi giao tiếp trong gia đình cố gắng tránh mất lòng, bùng nổ cảm xúc. Mỗi người đều có suy nghĩ tích cực hi vọng với nỗ lực của chính quyền dịch sẽ giảm đi dần nay mai. Còn nếu ai cũng sợ giãn cách, lo lắng cơm áo gạo tiền khi giãn cách thì dịch bệnh còn bùng nổ, còn kéo dài hơn nhiều.

Hiện tại, các bệnh viện đều giảm số bệnh nhân. BS Hiển cho biết trước đây 1 ngày bệnh viện Tâm thần TP.HCM có thể tiếp nhận tư vấn điều trị cho 1000 bệnh nhân thì giờ đây số bệnh nhân chỉ khoảng 100 bệnh nhân. Người bệnh có các dấu hiệu rối loạn cảm xúc như mất ngủ, mệt mỏi cũng không nên tới các cơ sở y tế, có thể tham vấn tư vấn giảm stress qua online.

Cố gắng giữ nhịp sinh học ăn ngủ đúng giờ, ăn uống điều độ. Có nhiều người trong thời gian giãn cách ở nhà ngủ tới trưa, chiều mới dậy còn đêm lại thức rất khuya, ngày chỉ ăn 1 - 2 bữa. Rối loạn nhịp sinh học là nguyên nhân khiến đầu óc không tỉnh táo, cơ thể uể oải, dễ cáu gắt, mất bình tĩnh.

Nếu không làm như vậy thì lúc đợt giãn cách qua đi sẽ để lại di chứng lâu dài về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là sự rạn nứt trong các mối quan hệ gia đình. Ở các nước phát triển đã có những nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh lý về tâm thần gia tăng sau các đợt giãn cách xã hội.

Khánh Chi

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !