Rafael Nadal: Chúa sơn lâm chưa bao giờ... tắt tiếng gầm

Rafael Nadal đã vượt qua Roger Federer để trở thành tay vợt giành nhiều Grand Slam nhất trong lịch sử làng quần vợt (21 danh hiệu). Hành trình đã qua của tay vợt người Tây Ban Nha vô cùng kỳ diệu…

Rafael Nadal: Chúa sơn lâm chưa bao giờ... tắt tiếng gầm

Rafael Nadal đã vượt qua Roger Federer để trở thành tay vợt giành nhiều Grand Slam nhất trong lịch sử làng quần vợt (21 danh hiệu). Hành trình đã qua của tay vợt người Tây Ban Nha vô cùng kỳ diệu…

Khi Rafael Nadal xuất hiện ở giải Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, Wimbledon 2003, tay vợt này mới bước sang tuổi 17 được… 3 tuần. Không hề trau chuốt vẻ bề ngoài. Nadal xuất hiện giống như Tarzan, vừa bước ra khỏi khu rừng. Cơ bắp cuồn cuộn cho thấy vẻ căng tràn của cậu thanh niên mới lớn. Ngay cả HLV của Nadal, ông chủ Toni Nadal cũng có khuôn mặt trẻ thơ.

Nhưng tới thời điểm này, hãy thử nhắm mắt và nghe âm thanh trên sân của ngày hôm đó, bạn sẽ thấy có một thứ âm thanh "đáng sợ", khiến bạn phải nổi da gà. Đó là âm thanh của tiếng thét đầy khao khát của Nadal. Hay tờ Guardian đã gọi đó là thứ âm thanh báo trước về sự hủy diệt.

Có một sự phấn khích tột độ trong bầu không khí ngày hôm đó - 26/6/2003, khi chàng trai trẻ Nadal bước ra sân quần vợt và chạm trán với Mario Ancic, một tay vợt cũng chỉ mới 19 tuổi ở thời điểm ấy.

Rafael Nadal: Chúa sơn lâm chưa bao giờ... tắt tiếng gầm - 1

Trước trận đấu này, Mario Ancic được xem là thần đồng. Một năm trước đó, anh từng gây sốc khi vượt qua Roger Federer cũng trên thảm cỏ xanh ở Wimbledon. Còn Nadal chẳng phải là cái tên đáng chú ý. Một chàng trai mới 17 tuổi, từng lỡ cơ hội ra mắt ở Roland Garros 2003 vì chấn thương và tổng số thời gian anh thi đấu trên mặt sân cỏ trước giải Wimbledon chỉ là… 3 ngày.

Thế nhưng, Nadal mạnh mẽ như cơn lốc "cuốn phẳng" Ancic sau 4 set đấu. Tất nhiên, tay vợt trẻ người Tây Ban Nha cũng chẳng đi xa ở Wimbledon năm ấy khi thua trước đối thủ Thái Lan Srichaphan ở vòng 3 (Federer vô địch Wimbledon 2003) nhưng ngay từ trận đấu với Ancic, người ta đã cảm thấy "độ thỏa mãn" trong từng đường bóng và cả khát khao rực cháy của Nadal.

Gần 20 năm sau, cậu bé 17 tuổi năm nào đã đi vào lịch sử làng banh nỉ theo cách huy hoàng nhất…

Vậy làm thế nào để đứa trẻ sinh ra tại hòn đảo trên biển Balearic trở thành tay vợt vĩ đại nhất lịch sử làng quần vợt thế giới? Manolo Poyán, một phóng viên đã theo dõi Nadal từ khi 17 tuổi nhấn mạnh: "Nền tảng thành công của anh ấy là từ gia đình. Ngay từ khi còn bé, Nadal đã được dậy rằng cần phải biết khiêm tốn, tôn trọng và luôn nỗ lực làm việc chăm chỉ".

Tất nhiên, có nhiều người khác cũng được dạy dỗ như vậy nhưng thậm chí chẳng thể vô địch nổi giải quần vợt ở địa phương, chứ chưa nói gì tới 21 Grand Slam. Nhà báo Manolo Poyán tiếp tục nhấn mạnh: "Tôi chưa từng thấy ai khao khát và luôn vươn mình về phía trước như cậu ấy. Ánh mặt của những người nghi ngờ càng làm Nadal vươn lên mạnh mẽ hơn".

Sau giải Wimbledon, Nadal trở về Madrid để tham dự giải quần vợt quốc gia. Tất nhiên, thành công không phải là thứ theo đuổi Nadal ở tuổi 17. Tại giải đấu trên đất Tây Ban Nha, Nadal đã thất bại trong trận chung kết trước Feliciano Lopez. Thế nhưng, càng ngày, Manolo Poyán càng bị cuốn hút theo những trận đấu của Nadal. Ông thực sự thích thú những cú thuận tay chết người, từng động tác chân và cường độ hoạt động của Nadal. "Tôi đã nghĩ cậu ấy là thiên tài. Thật đấy" - Manolo Poyán nói.

Kể từ ngày ra mắt ở Wimbledon, Nadal đã phải trải qua 4 giải Grand Slam khác mới được tận hưởng cảm giác vô địch. Đó là khi tay vợt này 19 tuổi và lần đầu tham dự Roland Garros. Trên hành trình đăng quang, Nadal đã hạ gục kẻ đáng gờm Federer ở bán kết. Đó là trận đấu mà Nadal đã giành tới 9 điểm break. Một cảm giác mà tay vợt người Thụy Sĩ chưa từng gặp trước đây.

Rafael Nadal: Chúa sơn lâm chưa bao giờ... tắt tiếng gầm - 2

Chiến thắng tại Paris đã đưa tên tuổi Nadal trở nên nổi tiếng toàn cầu. Sự dữ dội của một cậu thiếu niên dường như không biết đến giới hạn và nghị lực đuổi theo mọi đường bóng đủ để hớp hồn mọi người hâm mộ chứng kiến các trận đấu của cậu ấy.

"Không chỉ là người giỏi nhất trên sân đất nện, với sức hút và sự gan lì, anh ấy còn trở thành một biểu tượng thể thao toàn cầu" - tờ El Pais bình luận sau khi Nadal lên ngôi vô địch Roland Garros 2005. Tờ báo nổi tiếng của Tây Ban Nha mô tả thêm: "Bạn không bao giờ hạ gục nổi Nadal, bởi vì anh ấy có nguồn năng lượng dự trữ vô cùng dồi dào. Anh ấy cống hiến hết mình, không bao giờ bỏ một điểm nào và dường như vẫn ít kiệt sức hơn đối thủ".

Nhiều năm sau này, Nadal vẫn nhớ về kỷ niệm ấy: "Khi tôi giành chiến thắng, tôi đã nghĩ vào thời điểm đó rằng đó là điều lớn nhất mà tôi sẽ đạt được trong sự nghiệp của mình". Tay vợt này nói thêm: "Bây giờ, tôi sẽ thi đấu với tâm lý tốt, tôi sẽ chơi thoải mái hơn trong phần còn lại của sự nghiệp. Nhưng tôi đã hoàn toàn nhầm. Nhiều năm trôi qua và bạn lo lắng trước mỗi giải đấu. Bạn muốn chơi tốt, bạn muốn có cơ hội tiếp tục chiến thắng. Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng vô địch Roland Garros sẽ mang lại cho bạn cảm giác yên tâm nhưng không hẳn như vậy".

Sự lo lắng của Nadal không thừa (dù đó là phát biểu khi anh lên đỉnh cao sự nghiệp). Vài tuần sau đó, Nadal đã nhận "gáo nước lạnh" khi thất bại ngay ở vòng 2 Wimbledon, trước đối thủ yếu hơn rất nhiều là Gilles Muller. Những nghi ngờ đã xuất hiện.

Tờ Guardian bình luận: "Với áo phông, quần ngố, tấm băng đô, cơ bắp cuồn cuộn, Nadal giống như diễn viên đóng vai cướp biển, đừng nhầm chỗ. Vậy nên, anh ấy không cảm thấy thoải mái trước người đàn ông đến từ Luxembourg (Gilles Muller). Theo nghĩa nào đó, anh ấy mới chỉ thuộc về sân đất nện ở Roland Garros".

Muller thậm chí còn gật đầu với quan điểm ấy: "Tôi nghĩ rằng Nadal sẽ không bao giờ vô địch Wimbledon". Ám ánh ở mặt sân cỏ tại Wimbledon đã theo tay vợt sinh năm 1986 nhiều năm sau này. Và Nadal luôn giữ tinh thần không bỏ cuộc giống như tinh thần của tay vợt mà nhiều người ngưỡng mộ. Nadal không hề bào chữa cho trận thua ấy: "Muller đã chơi rất tốt? Phải không? Đơn giản là anh ấy tốt hơn tôi".

Sự ám ảnh vẫn xuất hiện ở tay vợt sinh ra tại Mallorca. Trong 2 năm liên tiếp (2006, 2007), Nadal vẫn tiếp tục điệp khúc, vô địch ở Roland Garros và thua ở thua trong trận chung kết Wimbledon trước Federer. Đó mới chỉ là điểm bắt đầu của sự cạnh tranh vĩ đại nhất trong lịch sử làng quần vợt. Ngay cả khi Nadal đã cố gắng thua tay vợt người Thụy Sĩ sau 5 set ở Wimbledon 2007, nhiều người vẫn nghi ngờ về khả năng thích nghi trên sân cỏ, thậm chí là sân cứng khi anh vừa vượt qua được cái bóng của Federer (chưa từng giành Grand Slam nào ngoài Roland Garros trước năm 2008).

Rafael Nadal: Chúa sơn lâm chưa bao giờ... tắt tiếng gầm - 3

Nhưng mọi ánh nhìn về Nadal đã thay đổi vào ngày 7/7/2008. Trong ngày cả thế giới tiếp tục nghĩ về chức vô địch khác của Federer ở Wimbledon, Nadal đã tạo nên thay đổi rất lớn trong sự nghiệp của mình. Tay vợt người Tây Ban Nha đã hạ gục Federer sau 4 giờ 48 phút trong trận chung kết được coi là một trong những trận hay nhất lịch sử làng banh nỉ.

"Tôi thất vọng và tôi bị nghiền nát" - Federer, người bước vào trận đấu với chuỗi 65 trận thắng liên tiếp ở sân cỏ, buộc phải thừa nhận khi gục ngã trước Nadal. Khi so sánh với trận thua trước Nadal ở Roland Garros trước đó, tay vợt người Thụy Sĩ nhấn mạnh: "Đây là một thảm họa. Không thể so sánh với trận đấu tại Paris được".

Đối với Federer, trận thua trước Nadal ở Wimbledon giống như thành trì sụp đổ. Ngay khi giành được chiến quả ấy, Nadal vui sướng như một đứa trẻ. Anh chạy ra ôm gia đình, ông chủ Toni, Thái tử Tây Ban Nha Felipe và Công chúa Letizia.

Tờ Marca, tờ báo thể thao lớn nhất Tây Ban Nha, đã hãnh diện gọi chiến thắng của Nadal trước Federer tại Wimbledon là "sự thay đổi của lịch sử". Họ còn nhấn mạnh: "Nadal đã biến sân khấu riêng của Federer trở thành nơi để tôn vinh mình".

Thế nhưng, đúng với tính cách khiêm tốn thường thấy, Nadal chỉ nói: "Federer vẫn là người giỏi nhất. Anh ấy đã vô địch 5 lần ở Wimbledon. Còn giờ đây, tôi mới chỉ có 1 danh hiệu. Vì vậy, đối với tôi, ngày hôm nay thật quan trọng".

Sau tháng sau, hai tay vợt lại bước vào trận chung kết khác, Australian Open 2009. Nadal thêm một lần khiến người đàn anh bẽ mặt. Sau khi giành ngôi á quân, tay vợt người Thụy Sĩ nghẹn ngào nói: "Chúa ơi! Mọi thứ đang dần giết chết tôi". Nadal hiểu được nỗi buồn của kẻ thua cuộc. Anh chạy tới, đặt tay trái lên vai của Federer và nói một vài lời an ủi. Thêm một lần, thế thống trị ở Federer ở mặt sân cứng lại bị đe dọa bởi sự vươn lên của Nadal.

Tới khi Nadal lên cầm micro chia sẻ, Nadal lại khiến tất cả người có mặt hôm ấy phải sững sờ với sự khiêm tốn. "Trước hết, tôi xin lỗi vì những gì xảy ra hôm nay" - Nadal bình tĩnh chia sẻ.

Như thường lệ, trái ngược với sự khiêm nhường của Nadal, báo giới Tây Ban Nha lại "phát điên" vì sự vươn lên không ngừng của tay vợt này. Tờ El Mundo nhấn mạnh: "Chúng ta đang dần mất đi sự so sánh bởi chẳng còn điều gì. Rafa Nadal đang thống trị làng quần vợt theo mọi cách. Từ sân đất nện, tới sân cỏ và giờ là sân cứng, tất cả đã ở dưới chân của Nadal".

Trong vòng 8 năm tiếp theo, cùng với sự vươn lên của Djokovic, sự kèn cựa của Nadal và Federer cũng dần hạ nhiệt. Họ chỉ gặp nhau trong 3 trận đấu ở chung kết Roland Garros 2011, bán kết Australian Open 2012 và 2014. Tất cả đều ghi dấu chiến thắng của Nadal. Mãi tới chung kết Australian Open 2017, Federer mới có thể đánh bại được đối thủ lớn nhất trong sự nghiệp của mình.

Tất nhiên, sự nghiệp của Nadal không phải lúc nào cũng là đường thẳng đi lên. Không lâu sau khi hạ gục Federer ở chung kết Australia Open 2009, Nadal đã thua sốc trước Robin Soderling tại Roland Garros, rồi sau đó buộc phải bỏ cuộc ở Wimbledon vì viêm gân ở đầu gối.

El Páis không tin vào thực tế rằng Nadal đã thua sốc ở Roland Garros 2009 khi tay vợt này đang nhận được sự tung hô dữ dội. Tờ báo này bình luận: "Hai đối thủ tiến lại gần lưới và bắt tay một cách tôn trọng trước một đám đông sửng sốt. Họ phải dụi mắt vì không tin vào những gì mình nhìn thấy".

Người Tây Ban Nha có một câu ngạn ngữ nổi tiếng "Al Mal Tiempo, Buena Cara". Nội dung của nó với hàm ý rằng nên giữ được vui vẻ ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất. Nadal chính là đại diện cho ý chí ấy. Tay vợt này chia sẻ: "Thất bại ở Paris không phải là bi kịch đối với tôi. Nó hoàn toàn có thể xảy ra vào một ngày nào đó".

Nadal đã trải qua năm 2009 "vứt đi" nhưng tới năm 2010, tay vợt này đã trở lại mạnh mẽ. Anh đã "bỏ túi" ba Grand Slam, đó là Roland Garros, Wimbledon và giải US Open (lần đầu tiên trong sự nghiệp), nâng tổng số danh hiệu (Grand Slam) lên con số 9.

Rafael Nadal: Chúa sơn lâm chưa bao giờ... tắt tiếng gầm - 4

Thế giới quần vợt là niềm đam mê của Nadal nhưng có nhiều yếu tố khiến cho tay vợt này chưa thể vươn lên như kỳ vọng trong thập niên 2010 (2011-2020). Thứ nhất, đương nhiên là sự vươn lên khủng khiếp của Novak Djokovic. Trong thời gian này, Nadal thực sự gặp khắc tinh. Trên sân đất nện, anh vẫn xuất sắc nhưng trên mặt sân khác, Djokovic đã vươn lên làm "trùm". Trong vòng 10 năm này, Nadal chỉ có 3 chức vô địch ngoài Roland Garros (đều ở giải US Open).

Bên cạnh đó, sự vươn lên của Nadal cũng bị cản trở bởi những chấn thương dai dẳng trong năm 2015 và 2016. Trong những năm sau này, tay vợt người Tây Ban Nha không ít lần dính chấn thương đầu gối, vốn được cho là bị ảnh hưởng từ lối đánh của Nadal.

Một số cho rằng anh đã dựa dẫm vào chú Toni quá lâu và cần thay đổi huấn luyện viên vì dần bị đối thủ bắt bài. Họ còn lo ngại rằng nếu cứ giữ phong cách thi đấu như vậy thì rất khó để có được sự nghiệp dài và phá kỷ lục thế giới.

Nadal đã nghe điều đó nhiều lần trong sự nghiệp, kể cả từ năm 2006 (khi anh mới bắt đầu vươn lên). Tới mức, tay vợt này từng nổi đóa với tờ New York Times vào năm 2009: "Họ đã nói với tôi điều này 3 năm trước, khi cho rằng sự nghiệp của tôi khó kéo dài. Thế nhưng, giờ đây, tôi đang sung mãn hơn bao giờ hết. Tôi chỉ thực sự mệt mỏi với những lời nhận xét khiếm nhã như vậy".

Tờ Sports Illustrated từng nhấn mạnh rằng sự nghiệp của Nadal sẽ tàn lụi khi tay vợt này thua Dustin Brown ở vòng hai tại Wimbledon năm 2015. Vài tháng sau, khi chứng kiến Nadal gục ngã trước Fabio Fognini ở vòng ba US Open, tờ USA Today còn gọi tay vợt người Tây Ban Nha là "sư tử giữa mùa Đông" để ám chỉ rằng đã đến lúc Nadal nên kết thúc sự nghiệp. Sau đó, thảm họa diễn ra khi Nadal thua ngay ở vòng đầu tiên Australian Open 2016. Tờ New York Times tiếp tục mỉa mai: "Chẳng ai ngờ rằng Nadal lại sa sút như vậy".

Rafael Nadal: Chúa sơn lâm chưa bao giờ... tắt tiếng gầm - 5

Trong những ngày tháng ấy, Nadal còn chịu sự nghi ngờ ngay ở quê nhà Tây Ban Nha, nơi mà họ đã tung hô anh như "đấng cứu thế". Tờ El Mundo nhận xét: "Nadal đang dần mất đi ánh hào quang của người ngoài hành tinh, cũng như vẻ ngoài đáng sợ năm nào. Ở tuổi 30, thật khó để thay đổi phương pháp làm việc, nhất là khi nó đã biến anh trở thành tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại".

Sau giải Australian Open, anh phải rút lui khỏi giải đấu sở trường Roland Garros vì chấn thương cổ tay. Điều đó khiến cho sự nghi ngờ ngày càng tăng cao. Đà lao dốc của Nadal vẫn chưa dừng lại. Một thất bại ở vòng 4 US Open trước Lucas Pouille đã đẩy anh xuống đáy vực thẳm. Khi được phóng viên hỏi về những thất bại liên tiếp, Nadal đáp: "Sau khi giành 14 Grand Slam và rất nhiều vào bán kết, tôi nghĩ rằng mình đã có sự nghiệp lớn ở tuổi 30. Do đó, tôi không gặp áp lực nào".

Bản thân Nadal cũng nhận ra vấn đề là cần một sự thay đổi: "Giờ đây, các trận đấu đã thay đổi một chút. Tất cả đều cố gắng đánh bóng thật mạnh và cố giành điểm ở mọi vị trí. Trận đấu trở nên điên rồ hơn ở khía cạnh này".

Trước điều đó, Nadal đã bổ sung thêm huyền thoại quần vợt Tây Ban Nha, Carlos Moyà vào ban huấn luyện. Sự cố vấn của Moya đã giúp Nadal bắt đầu thay đổi nhận thức. Cựu tay vợt số 1 thế giới (Carlos Moya) đã chia sẻ: "Rafa là một cầu thủ đặc biệt nhưng trên hết là một người tuyệt vời. Tôi muốn anh ấy trở lại để giành những danh hiệu mà nhiều người mong đợi".

Nhưng giống như bất kỳ nhà vô địch vĩ đại nào, Nadal không ngồi khóc và bị chôn vùi trong khó khăn. Tay vợt này bắt đầu tập luyện giao bóng và thực hiện nhiều pha lên lưới hơn (so với lối chơi dồn sức trong quá khứ). Trong 4 năm (2017-2020), tay vợt người Tây Ban Nha đã trở lại với 4 chức vô địch Australian Open và 2 US Open. Anh chỉ thất bại sau 5 set trước Roger Federer ở trận chung kết Australian Open 2017.

Rafael Nadal: Chúa sơn lâm chưa bao giờ... tắt tiếng gầm - 6

Và khi vươn tới chức vô địch Roland Garros lần thứ 13, Nadal đã lập nên kỷ lục rất khó có thể chạm tới. Giờ đây, tận dụng việc Djokovic bị trục xuất khỏi Australia, tay vợt 35 tuổi đã vô địch Australian Open và trở thành tay vợt giành nhiều Grand Slam nhất trong lịch sử làng quần vợt với 21 danh hiệu.

Có quá nhiều lần, người ta ngỡ như Nadal sắp đầu hàng nhưng chưa ai biết nổi điểm dừng của tay vợt này. Ở tuổi 35, Nadal vẫn là con sư tử đáng gờm. Chẳng ai dám chắc kỷ lục của tay vợt này sẽ dừng lại.

Cần nói thêm rằng, điểm dừng chân tiếp theo của Nadal là Roland Garros, nơi anh là "ông vua thực sự".

Theo dantri.com.vn

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Thủ khoa không đi học thêm, đạt điểm gần tuyệt đối ĐH Bách khoa Hà Nội

Được các bạn rủ thử sức với kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đình Thái chỉ có 2 tuần làm quen với dạng đề. Thế nhưng, nam sinh đã đạt 96,43/100 điểm, trở thành thủ khoa sau cả 6 đợt thi.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thuý Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn "ế toàn thân".

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nữ sinh Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka.

Đang cập nhật dữ liệu !