Ra mắt sách “Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam”

Vừa qua, Công ty Cổ phần Sách và Công nghệ Giáo dục Việt Nam vừa tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam” với hi vọng cuốn sách sẽ mang đến những thông tin hữu ích về giáo dục đến với bạn đọc.

Cuốn sách “Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam” là tập hợp những bài viết của tác giả Nguyễn Quốc Vương (SN 1982, từng  là nghiên cứu sinh ngành Giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa Nhật Bản) về những vấn đề liên quan đến giáo dục Việt Nam từ tháng 4/2014 đến nay.

Cuốn sách đã trình bày về cuộc tranh luận triết lý giáo dục ở Việt Nam được nhắc đến cách đây gần 15 năm và tiếp diễn liên tục từ đó đến nay mà chưa có một định nghĩa thuyết phục nào về vấn đề này.

Tác giả Nguyễn Quốc Vương chia sẻ tại buổi lễ ra mắt sách

Tác giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng: Sự tồn tại của thuật ngữ “triết lý giáo dục” trong các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục của Nhật Bản và mức độ phổ biến của nó trong giới giáo dục và xã hội Nhật Bản đã giúp tác giả củng cố niềm tin về tư duy lấy triết lý giáo dục làm “cơ cấu” để khảo sát các vấn đề giáo dục đương đại.

Do vậy, trong cuốn sách “Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam”, tác giả Nguyễn Quốc Vương đã mạnh dạn đưa ra một cách hiểu ngắn gọn về triết lý giáo dục.

Triết lý giáo dục cho dù được biểu đạt thành câu chữ, được luật hóa một cách có chủ đích hay thể hiện tiềm ẩn dưới nhiều dạng thức văn bản khác nhau thì nó vẫn gồm hai thành tố chủ yếu: Một là “hình ảnh xã hội tương lai” (xã hội mơ ước) mà nền giáo dục ấy muốn hướng tới. Triết lý giáo dục phải “gọi tên” được xã hội ấy và chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của nó.

Hai là, “hình ảnh con người mơ ước” mà nền giáo dục đó muốn tạo ra. Đây sẽ là những con người cải tạo xã hội hiện thời để tạo ra xã hội mới – xã hội tương lai với những đặc trưng được phác thảo ở trên và đồng thời họ cũng sẽ phải là những người bảo vệ xã hội ấy. Những con người này phải có những năng lực, phẩm chất, thái độ phù hợp với xã hội mà họ sẽ trở thành chủ nhân.

Cũng theo tác giả này, khi tìm kiếm triết lý giáo dục của một nước nào đó người ta sẽ phải tìm kiếm hai bộ phận cấu thành triết lý giáo dục nói trên ở trong Hiến pháp, các bộ luật liên quan tới giáo dục, các bản quan trọng của ngành giáo dục như các bản chương trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên. Chỉ khi tư duy như thế, chúng ta sẽ thấy, triết lý giáo dục vừa giống như là đích đến vừa bao hàm những dấu hiệu chỉ dẫn để chúng ta tìm thấy con đường tiến đến đích ấy.

Hoàng Thanh

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !