Quảng Trị chú trọng quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo

Năm 2017, tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo bền vững gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiếp tục xử lý, khắc phục khó khăn, ổn định đời sống nhân dân vùng biển.

Lực lượng đoàn viên thanh niên Quảng Trị ra quân vệ sinh môi trường biển tại đảo Cồn Cỏ

Theo thông tin từ Sở TN&MT Quảng Trị, căn cứ vào tình hình đặc điểm, tiềm năng và lợi thế về biển của địa phương, Quảng Trị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của BCH TW Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 10/12/2015 của Chính phủ; triển khai một số nội dung của Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên môi trường Biển và Hải đảo; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, thực hiện theo Quyết định số 1570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 1092/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1570/QĐ-TTg, kế hoạch tỉnh đưa ra có 21 nhiệm vụ,  tổng kinh phí thực hiện là 72,1 tỷ đồng.

Quảng Trị đã triển khai thực hiện công trình “Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường vùng biển, ven bờ và hải đảo tỉnh Quảng Trị” từ năm 2015 đến nay và đang hoàn thiện các nội dung nhằm tạo hệ thống quản lý và sử dụng thông tin về tài nguyên, môi trường biển một cách đồng bộ và có hiệu quả hơn. Đồng thời triển khai phân vùng chức năng vùng bờ tỉnh Quảng Trị nhằm khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả tài nguyên và môi trường vùng bờ biển tỉnh Quảng Trị.

Tỉnh cũng đã hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh theo Quyết định số 572/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị. Nhiệm vụ quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh được triển khai hàng năm gồm: Quan trắc chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ, môi trường đất, đa dạng sinh học và quan tắc tai biến, sự cố môi trường…

Ngoài ra tỉnh Quảng Trị cũng thường xuyên triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao công tác kiểm soát ô nhiểm môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói riêng như: Theo dõi và giám sát các nguồn thải ven biển, thanh kiểm tra, giải quyết ý kiến cử tri, quản lý chất thải.

Đặc biệt, trong năm 2017, Sở TN&MT Quảng Trị đã tham mưu phê duyệt 22 kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Tháng 6/2017, xảy ra sự cố tràn dầu tại vùng biển đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Sở TN&MT Quảng Trị đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thu gom, xử lý toàn bộ lượng dầu tràn trôi dạt. Đến tháng 9/2017, trên địa bàn tỉnh tiếp tục xảy ra sự cố cháy tàu tại vùng biển Cửa Việt, đơn vị cũng đã kịp thời huy động lực lượng vớt hết toàn bộ lượng dầu tràn, tránh ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân quanh khu vực.

Một trong những nội dung được địa phương quan tâm đó là công tác tuyên truyền về biển và hải đảo. Trong năm, tỉnh đã nhiều hội nghị phổ biến pháp luật về biển, đảo cho cán bộ cấp xã, các chiến sỹ thuộc các đồn biên phòng trên biển; Tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2017, khai mạc triển lãm bản đồ trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” với hơn 2.500 người tham gia; Tổ chức phát tư liệu tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa…

Quảng Trị là tỉnh có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng - an ninh; có bờ biển dài 75 km, có đảo Cồn Cỏ nằm ở vị trí trọng yếu, cửa ngõ phía Nam Vịnh Bắc Bộ. Chính những đặc điểm này vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là thách thức trong bảo vệ chủ quyền biên giới, biển - đảo. Do vậy, việc tăng cường công tác tuyên truyền biển - đảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới là hết sức cấp thiết và rất quan trọng. Vì vậy, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã chủ động tham mưu chỉ đạo, định hướng tuyên truyền biển, đảo với nhiều hình thức phong phú như thông qua hội nghị báo cáo viên, giao ban báo chí, phát hành tài liệu tuyên truyền về gương điển hình tiên tiến, những mô hình hay, kinh nghiệm quý về phát triển kinh tế biển, đảo trong các tập sách “Hoa đời thường”, “Làm theo lời Bác” hàng năm và “Tài liệu sinh hoạt chi bộ” hàng tháng.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với Vùng 3 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tổ chức tuyên truyền biển, đảo; tổ chức mở nhiều lớp học tuyên truyền biển, đảo cho cán bộ và ngư dân ở 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong với những nội dung thiết thực như: vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quan điểm, chủ trương của Đảng liên quan đến vấn đề biển, đảo; quy định về đảm bảo hoạt động an toàn trên biển, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế về biển cho ngư dân, những người lao động trên biển thuộc địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Uyên Châu

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !