Quảng Ninh: Tăng cường bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo

Những năm qua, BĐBP tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu cho tỉnh đề ra nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển

 Nhiều năm nay, BĐBP tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển, đảo của tỉnh. Đặc biệt, thực hiện Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã và đang làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh đầu tư phát triển KT-XH gắn với củng cố thế trận QP-AN trên biển, tạo thế và lực để vươn lên phát triển từ biển, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Những năm qua, BĐBP tỉnh đã tham mưu cho tỉnh đề ra nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển. Trong đó chú trọng tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung phát triển mạnh các ngành kinh tế: Hàng hải, cảng biển và dịch vụ khai thác cảng biển, vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu thuyền, phát triển nhanh và đa dạng các loại hình du lịch biển, đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Cùng với đó là hình thành các trung tâm kinh tế phát triển hướng ra biển như Vân Đồn, Hải Hà, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng và toàn tỉnh. Xây dựng huyện đảo Cô Tô thành trung tâm dịch vụ hậu cần đánh bắt hải sản xa bờ. Đặc biệt là kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với giữ vững QP-AN, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia vùng biển đảo, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác cùng phát triển với các tỉnh lân cận trong nước; chủ động hội nhập, quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực...

Quảng Ninh: Tăng cường bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo - ảnh 1
Phân đội tàu của Hải đội 2 Biên phòng làm nhiệm vụ tuần tra.

Để hiện thực hoá những mục tiêu trên, BĐBP tỉnh cùng với các cơ quan chức năng rà soát, đánh giá một cách khoa học các vùng để tham mưu cho tỉnh đầu tư, xây dựng các dự án, công trình mang tính chiến lược nhằm khai thác các tiềm năng biển, đảo, tạo ra những bước tiến mới trong đời sống nhân dân. Tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ở các xã nghèo, xã ven biển và xã đảo, tạo ra tiền đề vững chắc để phát triển các lĩnh vực có tiềm năng. Đó là: Xây dựng hệ thống cảng cá, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền ngư dân tại các địa phương ven biển và các huyện đảo như TP Móng Cái, TX Quảng Yên, huyện Tiên Yên, huyện Hải Hà, huyện Cô Tô... Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là từ chương trình Biển Đông - Hải đảo, kết hợp với huy động vốn của địa phương, tỉnh đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khá đồng bộ trên các huyện đảo, xã đảo với tổng kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Các công trình được đầu tư đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu ổn định dân sinh, nâng cao dân trí trên các đảo, gắn kết chặt chẽ phát triển KT-XH với đảm bảo QP-AN trong tình hình mới...

Cùng với đó, BĐBP tỉnh đã phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm không ngừng củng cố thế trận QP-AN trên vùng biển, đảo. Cụ thể là đã đẩy mạnh quản lý, bảo vệ chủ quyền kết hợp với phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm vi phạm Quy chế khu vực biên giới biển, đảm bảo ANTT thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nền biên phòng toàn dân khu vực biên giới biển; tăng cường đối ngoại biên phòng thông qua việc phối hợp với các cơ quan chuyên trách của nước bạn làm tốt công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát, giữ gìn an ninh trên biển. Đặc biệt là từ giữa năm 2013 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, BĐBP tỉnh đã khảo sát và thành lập thêm một số trạm kiểm soát biên phòng ở nhiều xã, phường biên giới biển. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, lực lượng này đã phối hợp hiệu quả với cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân, nhất là những người thường xuyên làm ăn trên biển thấy rõ trách nhiệm của mình trong bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo.

BĐBP tỉnh cũng đã chủ động tham mưu cho tỉnh các biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới biển, đảo; phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương tham mưu, đề xuất triển khai các dự án, chương trình phát triển KT-XH; bố trí cán bộ trực tiếp tham gia bộ máy chính quyền các xã, phường, thị trấn biên giới biển. Bằng cách làm này, các đơn vị BĐBP đã góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc. Trong bảo vệ chủ quyền biên giới biển, BĐBP tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm soát bảo vệ vùng biển, đảo. Bình quân mỗi năm, các đơn vị thuộc BĐBP tỉnh đã tổ chức hàng trăm đợt tuần tra trên vùng biển, đảo với hàng ngàn lượt CBCS tham gia, kịp thời cùng các lực lượng khác phát hiện, xử lý hàng chục vụ việc, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi phạm pháp, xua đuổi hàng ngàn lượt phương tiện của ngư dân nước ngoài xâm phạm chủ quyền khai thác hải sản. Cùng với đó, BĐBP tỉnh đã tích cực phối hợp đẩy mạnh phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển thông qua việc tuyên truyền, vận động, giúp đỡ, hướng dẫn ngư dân, thuỷ thủ trên các tàu vận tải đưa hàng nghìn lượt phương tiện, bè mảng nuôi trồng thuỷ sản vào nơi tránh, trú bão an toàn.

Quang Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !