Quảng Ngãi: Nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đảo Lý Sơn đón gần 150.000 lượt khách

Với nhiều tiềm năng và chiến lược phát triển du lịch phù hợp nên trong 6 tháng đầu năm 2018 huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đón gần 150.000 lượt khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng.

Đảo Lý Sơn nhiều tiềm năng phát triển du lịch

Từ lâu, Lý Sơn được ví như “đảo tiên” giữa biển Đông bao la với nhiều cảnh quan và các sản phẩm du lịch đặc sắc với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, cổng Tò Vò, hòn Mù Cu, bãi Sau của đảo bé An Bình.

Đảo bé huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhìn từ xa.

Đặc biệt là hai miệng núi lửa Giếng Tiền, Thới Lới... và các hệ sinh thái điển hình như rạn san hô, thảm cỏ biển... cùng 25 loài nằm trong danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, đảo Lý Sơn vẫn còn lưu giữ được nhiều trầm tích văn hóa cổ hàng nghìn năm hình thành và phát triển như đình làng An Vĩnh, Âm Linh Tự… Ngoài ra, huyện đảo Lý Sơn có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc nổi tiếng như lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội đua thuyền, lễ hội đình làng An Hải ở các dinh Thiên Y A Na, các lăng, miếu thờ thần Nam Hải, thần Bạch Mã...

Phong cảnh... nhìn từ chùa Đục (Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).

Đỉnh Thới Lới hùng vĩ, đứng ở đây có thể nhìn thấy toàn cảnh đảo Lý Sơn

Hiện nay, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có gần 110 nhà nghỉ, khách sạn và dịch vụ du lịch cộng đồng hommettay đang hoạt động với gần 700 phòng và có thể tiếp nhận cùng lúc từ 2.700 - 3.000 khách. Các tour du lịch văn hóa, lịch sử - tâm linh và du lịch sinh thái biển phù hợp với thế mạnh của Lý Sơn được hình thành, mở rộng, chất lượng phục vụ ngày càng chuyên nghiệp.

Đón 150.000 lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2018

Với phong cảnh đẹp, hoang sơ cùng truyền thống văn hóa và từ khi có điện lưới quốc gia, lượng khách du lịch từ đất liền ra huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) ngày càng tăng cao và mở ra cho địa phương cơ hội, hướng đi mới để phát triển du lịch. Theo đó, huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) thực hiện phương án phát triển du lịch theo hướng du lịch cộng đồng như hoạt động văn hóa truyền thống của ngư dân miền biển Lý Sơn gồm các lễ hội đua thuyền tứ linh đầu xuân, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 2 và tháng 3 (âm lịch), tục thờ cá Ông…

Đặc biệt là những món ăn được chế biến từ hành, tỏi và dưa hấu của hòn đảo này làm du khách ưa thích.

Nhiều du khách đến tham quan Hang Câu

Các bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm ở cổng Tò Vò nổi tiếng

Những tảng đá đen tuyệt đẹp trên đảo Bé cuốn hút du khách đến du lịch huyện đảo Lý Sơn.

Thời gian qua, lượng du khách đến với Lý Sơn không chỉ là đi để khám phá mà còn là để thưởng thức ẩm thực, tham quan chiêm ngưỡng lễ hội, khám phá đời sống của cư dân và trải nghiệm trong không gian cư trú, văn hóa của người dân trên đảo nên năm 2016 đảo Lý Sơn đón gần 165.000 lượt khách du lịch (trong đó, có gần 1.000 lượt khách quốc tế.

Với sự hấp dẫn, độc đáo nên 6 tháng đầu năm 2018, Lý Sơn đã đón gần 150.000 lượt du khách (trong đó, có hàng ngàn du khách nước ngoài ra tham quan và tìm hiểu về văn hóa, con người xứ đảo).

Theo phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lý Sơn thông tin, vào các ngày cuối tuần mỗi ngày có đến 500 - 600 du khách ra đảo. Đặc biệt là vào các dịp lễ tết thì số lượng du khách ra đảo tăng đột biến, các dịch vụ phục vụ du lịch đều quá tải, nếu điều kiện hạ tầng du lịch tốt hơn sẽ còn thu hút đông khách ra với đảo.

Qua đó, với nhiều lợi thế về du lịch nên huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã quy hoạch về chiến lược phát triển ngành du lịch giai đoạn 2015 -2020 với những giải pháp đồng bộ và kêu gọi các nhà đầu tư trong, ngoài huyện đầu tư để xây dựng phát triển hạ tầng phục vụ du lịch.

Không chỉ đầu tư phát triển hạ tầng, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn mở các lớp tập huấn cho người dân tham gia vào làm du lịch như tận dụng những ngôi nhà có kiến trúc cổ để giới thiệu cho du khách hoặc có thể làm nơi lưu trú. Bên cạnh đó, tập huấn cho người dân trong việc kinh doanh loại hình dịch vụ homestay và các sản phẩm du lịch phục vụ du khách...

Với thế mạnh, đã và đang tạo ra cho huyện Lý Sơn cơ hội phát triển bằng tiềm năng du lịch phong phú và đã có những bước đi đầu tiên trong phát triển du lịch gắn với một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn.

Hà Oai

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !