Quảng Ngãi: Nguy cơ cao khi nuôi thủy sản trên biển ngoài vùng quy hoạch

Mùa mưa, bão chuẩn bị đến, nhưng nhiều hộ nuôi thủy sản lồng bè trên biển vẫn bất chấp cảnh báo của ngành chức năng, tiếp tục thả giống để nuôi...

Quảng Ngãi là tỉnh phát triển trong ngành nuôi trồng thủy sản lồng bè trên biển.  Đặc biệt, người dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn và Đức Phổ đã phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản lồng bè nhờ tận dụng tiềm năng mặt nước biển.

Năm 2017, toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 8ha, chủ yếu là nuôi tôm hùm, hàu, với sản lượng trên 900 tấn. Tuy nhiên, việc nuôi này chủ yếu tự phát, nên đã gây ô nhiễm môi trường biển và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nuôi trồng thủy hải sản ven biển cần có quy hoạch để tránh những tổn hại không đáng có do không được đầu tư chăm sóc, bảo vệ môi trường... Ảnh minh họa.

Năm 2018, ngoài 2ha ở huyện Lý Sơn, các huyện Bình Sơn và Đức Phổ không được tỉnh quy hoạch vùng nuôi thủy sản trên biển. Thế nhưng, tại khu vực cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ), nhiều hộ dân vẫn thả nuôi với quy mô lớn. Theo Phòng NN&PTNT huyện Đức Phổ, dưới chân cầu Thạnh Đức hiện có hàng trăm lồng bè nuôi thủy sản, chủ yếu là cá bớp, tôm hùm, cá mú và hàu. Mặc dù địa phương và ngành chuyên môn đã tuyên truyền, vận động và cảnh báo những rủi ro, nhưng người dân vẫn bất chấp, tiếp tục thả nuôi.

“Điều này không chỉ ảnh hưởng đến luồng lạch và việc qua lại của tàu thuyền dưới chân cầu Thạnh Đức, mà còn khiến người dân đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là tình trạng thủy sản bị bệnh, chết”, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đức Phổ Nguyễn Tấn Lái cho biết.

Mới đây, hàng loạt các loại thủy sản tự nhiên và trên 100 lồng bè thủy sản của 30 hộ dân ở xã Phổ Thạnh bị chết bất thường, thiệt hại hàng tỷ đồng. Theo nhận định ban đầu của ngành chuyên môn, nguyên nhân có thể là do môi trường biển bị ô nhiễm.

“Không nuôi thủy sản lồng bè thì chúng tôi cũng chẳng biết làm gì để có thu nhập. Biết là có nguy cơ thiệt hại cao, nhưng cũng đành phải thả nuôi thôi”, ông C.X.N, thôn Thạch Bi nói. Cũng theo ông N, việc người dân phớt lờ khuyến cáo, “đánh cược” để nuôi thủy sản lồng bè là do thời gian thu hoạch thủy sản thường rơi vào khoảng trước và sau tết Nguyên đán, nên giá bán cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nuôi.

Chính vì vậy, mùa mưa, bão năm nào cũng có hàng chục hộ rơi vào cảnh trắng tay, vì các lồng bè thủy sản bị mưa bão nhấn chìm, cuốn trôi ra biển. Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, nếu người dân nuôi thủy sản lồng bè ngoài khu vực quy hoạch, thì khi bị thiệt hại do mưa, bão sẽ không được nhà nước hỗ trợ. Biết vậy, nhưng do hiệu quả kinh tế cao nên người dân vẫn đầu tư vốn để nuôi, trong khi chính quyền địa phương chưa có giải pháp để chấn chỉnh.

Năm 2017, một số người dân trên địa bàn xã  từng đã phải ngậm trái đắng bởi mất trắng do nuôi hàu ngoài vùng quy hoạch. Nhiều hộ dân nuôi hàu ở khu vực gần cảng neo đậu tàu thuyền ở Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) phải lâm vào cảnh trắng tay khi hàu bị chết đến khoảng 80%, nên thu hoạch cả ngày cũng chỉ lấy được ngày công.

Theo báo cáo của Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh cho biết, toàn xã Phổ Thạnh có khoảng 67 hộ nuôi hàu Thái Bình Dương trong lồng, không nằm trong vùng quy hoạch. Nguồn gốc con giống chủ yếu từ Khánh Hòa, Phú Yên, chưa qua kiểm dịch. Hiện tượng hàu chết hàng loạt bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán. Hiện số lượng hầu của các hộ nuôi đã chết gần hết. Diện tích thiệt hại khoảng 0,7 ha.

Sau khi hàu chết hàng loạt, giữa tháng 2.2017, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã lấy mẫu nước tại khu vực trong và ngoài lồng nuôi của hộ ông Văn Công Thanh nằm trong vùng nuôi có hàu chết. Theo nhận định ban đầu thì nguyên nhân do hàu chết chủ yếu là do yếu tố môi trường nuôi gồm NH3 và oxy vượt ngưỡng cho phép. Môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm chất thải, thời tiết…

Chi cục phó Chi cục Thủy sản Đỗ Thị Thu Đông cho hay, việc nuôi thủy sản ngoài quy hoạch dẫn đến rất nhiều hệ lụy, vì người nuôi không tuân thủ theo lịch thời vụ, ồ ạt thả nuôi khi được giá, dẫn đến ô nhiễm vùng nuôi. Sở Nông nghiệp &PTNN đã phải đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP. Quảng Ngãi không cho phép người dân tiếp tục nuôi để khôi phục cảnh quan môi trường, phục vụ du lịch phát triển.

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !