Quảng Nam lên "kịch bản" vỡ đập Sông Tranh 2

Ngày 16/1, “kịch bản” sơ tán khẩn cấp hơn 62.600 dân tại 145 thôn, khối phố thuộc 51 xã, thị trấn của 8 huyện, TP vùng hạ lưu hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nhằm chủ động ứng phó với sự cố vỡ đập thuỷ điện này đã được UBND tỉnh Quảng Nam thông qua
Quảng Nam lên
Người dân huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) dời nhà vào rừng vì lo sợ động đất mạnh liên tục sẽ dẫn đến vỡ đập thuỷ điện Sông Tranh 2 - Ảnh: Trần Phong

Theo đó, khi xảy ra sự cố vỡ đập hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, chỉ sau hơn 1 phút phát tín hiệu khẩn, các địa phương nhanh chóng triển khai sơ tán dân khẩn cấp số dân nêu trên đến nơi an toàn. Đoạn đường sơ tán dân từ điểm phải sơ tán đến điểm tập kết có độ dài từ 0,5 - 4,5km và người dân đựơc sơ tán bằng nhiều phương tiện như đi bộ, xe máy, ô tô, ghe máy, xuồng…

Ngay lập tức tại mỗi thôn, tổ, khu phố sẽ có 1 đội tìm kiếm cứu nạn từ 25 - 30 người; ở cấp xã phường, thị trấn điều động một trung đội dân quân cơ động; cấp huyện, TP điều động 1 đại đội dự bị động viên, 1 trung đội dân quân cơ động cùng lực lượng cơ động của tỉnh để kịp thời ứng cứu sơ tán dân. Ngoài ra, các lực lượng chính quy của quân đội như công binh, phòng không không quân, tăng thiết giáp… cũng sẽ được huy động vào cuộc sau đó ít phút nhằm kịp thời di dân và ứng cứu trên diện rộng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho hay, có rất nhiều “kịch bản” được đưa ra. Tuy nhiên lãnh đạo tỉnh chú trọng “kịch bản” động đất với cường độ mạnh xuất hiện tại khu vực nhà máy thủy điện Sông Tranh 2. Sức công phá của động đất đã gây vỡ đập Sông Tranh 2 có dung tích 730 triệu m3 nước, lập tức sinh lũ quét và vùng hạ lưu ngập lụt. Trước khi được lựa chọn, "kịch bản" này đã được sự đóng góp ý kiến của các ngành chức năng và chính quyền địa phương các địa phương.

Với “kịch bản” này, lãnh đạo nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2 có trách nhiệm thông báo, báo động tình hình diễn biến động đất đến các địa phương. Chính quyền 8 huyện Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn và Hội An bằng loa phóng thanh, còi hụ để báo tin cho người dân nhanh chóng ẩn nấp, hoặc chủ động sơ tán đến những nơi an toàn đã được chọn trước.

Cùng với đảm bảo an ninh cho nhân dân vùng sơ tán, công tác triển khai lực lượng y tế sơ cứu tại chỗ; kịp thời ứng cứu lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống... cũng được "kịch bản" này lên phương án cụ thể…

Theo ông Nguyễn Ngọc Quang, để "kịch bản" kể trên có thể triển khai ứng phó một cách có hiệu quả và thiết thực khi có sự cố xảy ra, các địa phương cần tiếp tục rà soát lại các điểm sơ tán dân cũng như cách đưa dân lên điểm cao. Đồng thời cần triển khai "kịch bản" này đến các tận thôn, xóm, Người dân cần nắm rõ, nếu xảy ra trường hợp xấu nhất là đập thuỷ điện Sông Tranh 2 bị vỡ khi vùng hạ du đang có nước lũ cao, lấy theo đỉnh lũ năm 1964, thì cần chủ động di dời đến điểm đã được thông báo trước.

Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Quang cũng cho rằng, phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống dự báo, cảnh báo, báo động để thông tin đến với người dân và chính quyền sớm nhât. Sau khi hoàn thiện "kịch bản", UBND Quảng Nam tỉnh sẽ báo cáo với Trung ương, Quân khu V, Bộ Quốc Phòng… để tổ chức diễn tập thực binh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể gây ra.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản chỉ đạo không được tích nước thủy điện Sông Tranh 2 để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ thêm về động đất. Hiện việc nghiên cứu động đất được giao cho các chuyên gia trong nước phối hợp với chuyên gia tư vấn hàng đầu của quốc tế như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ (một số đã có mặt tại hiện trường) để khảo sát, đánh giá về động đất kích thích liên quan tới an toàn của đập.

HẢI CHÂU

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !