Quảng Bình: tích cực chủ động ứng phó sự cố tràn dầu

Tràn dầu trên biển có thể do các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu…bị sự cố do kỹ thuật hoặc thiên tai. Do vậy, tỉnh Quảng Bình tích cực chủ động để ứng phó sự cố tràn dầu để nhằm giảm tác động vào môi trường thấp nhất.

Tỉnh Quảng Bình có chiều dài bờ biển 116,04 km với vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km2 cùng với 5 cửa sông đổ ra biển và hệ thống các đảo nhỏ ven bờ đã tạo nhiều lợi thế về tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Tuy nhiên, hoạt động phát triển kinh tế biển cùng các tai biến thiên nhiên đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường vùng biển, ven biển của tỉnh. Bên cạnh đó hoạt động đánh bắt thủy sản diễn ra tấp nập với hơn 8.000 tàu cá hoạt động thường xuyên trên các vùng biển, cảng biển cùng hơn 250 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên đất liền và trên biển đang trở thành những nguồn có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu rất lớn.

Các phương tiện đánh bắt hải sản nhiều khi rủi ro do kỹ thuật hoặc thiên tai cũng gây ra sự cố tràn dầu ra môi trường.

Sự cố tràn dầu vào môi trường là một rủi ro vốn có trong các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu do kỹ thuật vận chuyển, sự cố đường ống, thiết bị dẫn, chứa dầu hoặc do thiên tai gây ra. Dầu tràn gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như thiệt hại về kinh tế ở các lĩnh vực như du lịch biển, khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản.

Sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng nhiều mặt đến môi trường nước, đất và phải mất thời gian rất nhiều năm môi trường mới có thể phục hồi nếu không có sự phòng ngừa và ứng cứu kịp thời của các cơ quan, đơn vị và của các cấp chính quyền.

Nhận thức rõ nguy cơ và tình hình thực tế của địa phương, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành triển khai xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND Quy định về việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Theo đó các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động về khai thác, kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu, sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên đất liền và vùng biển tỉnh Quảng Bình phải tiến hành xây dựng kế hoạch ứng phó trình cấp thẩm quyền phê duyệt để chuẩn bị sẵn sàng, ứng phó kịp thời, nâng cao năng lực và hoàn thiện các phương án, hạn chế rủi ro do sự cố tràn dầu gây ra.

Hiện tại Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình theo thẩm quyền đã phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho các cơ sở có nguy cơ tràn dầu cao trên địa bàn tỉnh như tại Cảng Hòn La, Lô 112 mở rộng ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ và Kho cảng xăng dầu sông Gianh.

Việc cứu hộ các tàu bị nạn trên biển xa luôn gặp nhiều khó khăn.

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật về Bảo vệ môi trường, luật môi trường biển và hải đảo và Quyết định số 63/2014QĐ -TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ -TTg ngày 14/01/2013.

Để chủ động ứng phó sự cố tràn dầu, các cơ sở phải bố trí nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật theo đúng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được phê duyệt. Thực hiện việc đào tạo, tập huấn, diễn tập theo thời gian quy định trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Thường xuyên kiểm tra công nghệ, quy trình vận hành, trang thiết bị, máy phương tiện vận chuyển, những nơi có nguy cơ gây sự cố tràn dầu. Đầu tư, mua sắm các trang, thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu cần thiết để đảm bảo công tác ứng phó tại chỗ.

Công tác ứng phó khi xảy ra sự cố: Triển khai ngay các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt. Khi xảy ra sự cố tràn dầu vượt quá tầm kiểm soát, Công ty phải báo ngay về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và các cơ quan liên quan theo quy định. Trường hợp có thay đổi cấp và mức độ tràn dầu phải lập lại Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu đòi hỏi đầu tư trang thiết bị chuyên dụng, kinh nghiệm thực tiễn và sự phối hợp sâu rộng giữa cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân vì vậy bên cạnh các giải pháp về hạ tầng, kỹ thuật, việc tăng cường tuyên truyền phổ biến các kiến thức ứng phó với sự cố tràn dầu, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp về tác hại của ô nhiễm do tràn dầu nói riêng và ô nhiễm môi trường biển nói chung là giải pháp cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Thanh Hà

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !