Quảng Bình: Bảo tàng tiền tỷ "cửa đóng, then cài" suốt... 15 năm

Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình có chức năng sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa. Mặc dù được xây dựng 15 năm qua, nhưng bảo tàng này vẫn đang đóng cửa như không hoạt động.

Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình (Bảo tàng tổng hợp) là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa-thể thao Quảng Bình. Bảo tàng tổng hợp được xây dựng và hoàn thành từ năm 2003 nhưng từ đó cho đến nay, bảo tàng này vẫn luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài".

Bảo tàng tổng hợp được xây dựng ở vị trí trung tâm thành phố Đồng Hới, gần di tích kiến trúc cổ cổng Quảng Bình quan, cạnh đường thiên lý Bắc - Nam. Đây là vị trí thuận lợi để giới thiệu với du khách về hàng nghìn kỷ vật lịch sử, văn hóa, di chỉ khảo cổ...

Theo tìm hiểu của PV được biết, công trình Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình được khởi công xây mới vào năm năm 2003, hoàn thành vào tháng 2/2004. Chi phí đầu tư 34 tỉ đồng. Theo thiết kế, khuôn viên nhà bảo tàng có tổng diện tích 2.500m2, trong đó có 2.000m2để trưng bày hiện vật. Tổng chi phí đầu tư lên tới 34 tỉ đồng thời điểm đó.

Tuy nhiên, vì chậm tiến độ nên đến năm 2010, công trình mới hoàn thành gói thầu thứ nhất, với vốn bố trí 18 tỉ đồng. Riêng gói thầu thứ 2 là không gian để trưng bày các hiện vật lịch sử, văn hóa, di chỉ khảo cổ... hiện tại vẫn chưa trọn vẹn do thiếu nguồn vốn.

Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình nằm ở vị trí trung tâm TP Đồng Hới, bên cạnh các di tích hào, thành cổ.

Bảo tàng có chức năng sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, và giới thiệu di sản cho mọi thế hệ người dân biết về câu chuyện lịch sử. Thế nhưng, người dân địa phương và du khách đến Quảng Bình khi đi qua khu vực Bảo tàng tổng hợp chỉ biết đứng từ xa nhìn ngắm khối công trình bên ngoài đồ sộ này cùng một số hiện vật ngoài trời đã bắt đầu xuống cấp.

Còn bên trong bảo tàng vẫn "cửa đóng, then cài" kín mít suốt hàng chục năm qua mà chưa đón được vị khách nào ghé thăm. Chị Ngô Thị Thoan, ở phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới cho biết, mặc dù sinh sống lâu năm ở đây nhưng chưa lần nào chị và gia đình được đặt chân vào bên trong bảo tàng. Thỉnh thoảng, chị dẫn các con đứng ngoài hàng rào nhìn những chiếc máy bay thời chiến trưng bày đã bị hư hỏng.  

“Bảo tàng mặc dù được xây dựng to lớn nhưng không thấy ai đến tham quan. Cũng không thấy tổ chức các hoạt động gì cho mọi người đến xem và tìm hiểu như bảo tàng ở các nơi khác, chỉ thấy quanh năm suốt tháng đóng cửa.”, chị Thoan nói.

Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình được đầu tư hàng chục tỷ đồng này đang dần xuống cấp. Hàng rào bằng sắt đã gỉ sét, nhiều cửa kính bị vỡ, tường nhà bằng xi măng nhiều nơi thấm dột, vôi vữa bong tróc.

Suốt nhiều năm qua, Bảo tàng tổng hợp luôn "cửa đóng, then cài" không hoạt động.

Anh Hoàng Ngọc Nam, ở thành phố Đồng Hới cho hay, hầu hết các địa phương đều có bảo tàng để trưng bày các hiện vật, bảo vật quý giá của địa phương. Tuy nhiên, bảo tàng tổng hợp Quảng Bình chưa thấy có hoạt động gì, gây lãng phí và tốn kém.

“Bảo tàng đã có rồi, nhưng các hiện vật bên trong như thế nào thì dân chúng tôi chưa ai được biết, chỉ thấy mấy hiện vật trưng ngoài trời này thôi.”, anh Nam cho biết.

Năm 2018, UBND tỉnh Quảng Bình quyết định đầu tư kinh phí 6,5 tỷ đồng cho việc nâng cấp, sửa chữa lại bảo tàng tổng hợp. Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh ký kết hợp đồng với Công ty Mỹ Thuật Hà Nội để hoàn thiện các hạng mục còn dang dở, đồng thời tìm kiếm thêm các hiện vật.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hậu - Phó giám đốc Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình, với nguồn kinh phí nhỏ giọt vẫn chưa đủ để bảo tàng đi vào hoạt động thực sự. Hiện 12.000 hiện vật bao gồm các đồ cổ, gốm sứ, tranh ảnh, nồi đồng, cối đá… vẫn còn nằm chất đống trong kho.

Người dân và du khách chỉ có thể xem Bảo tàng tổng hợp từ... bên ngoài hàng rào.

“Bảo tàng mong muốn tỉnh cấp đầy đủ kinh phí, hoàn thành được gói thầu trưng bày nội và ngoại thất bảo tàng trong thời gian sớm nhất, để bảo tàng mở cửa. Nếu bảo tàng đón được khách tham quan thì sẽ giúp phát triển du lịch Quảng Bình, vì hiện tại khách về thành phố Đồng Hới ít có chỗ đi chơi. Nếu khách được tham quan bảo tàng thì lượng du khách sẽ lưu trú lại cao hơn”, ông Hậu cho biết.

Ông Nguyễn Mậu Nam, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, nguyên nhân mấu chốt vẫn là nguồn kinh phí không đủ. 15 năm qua bảo tàng không khác gì cái kho lưu trữ hiện vật, thỉnh thoảng làm nơi tổ chức các sự kiện thể thao, giải trí. Ông Nam cũng chưa biết khi nào thì bảo tàng mới có thể mở cửa đón khách. 

“Do chưa hoàn thành dự án nội và ngoại thất trong bảo tàng nên chưa thể mở cửa phục vụ nhân dân được. Tỉnh nghèo, không có vốn, cấp mỗi năm một ít nên mới lâu mở cửa. Đi sưu tầm hiện vật mà không có kinh phí mua lại nên không làm được”-Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao trăn trở.

Thanh Hà

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !