Siêu tăng nào sẽ thống trị chiến trường, T-14 Armata hay M1A2 SPEV3?
Sau khi Nga công bố “siêu tăng” T-14 Armata, Mỹ cũng ngay lập tức đáp trả bằng cách đưa vào biên chế hàng loạt “hung thú” M1A2 SPEV3, có sức mạnh không thua kém T-14.
Theo báo cáo của Defense Blog, mới đây, Lữ đoàn xe tăng "Sói xám" của Sư đoàn kỵ binh số 1 Lục quân Mỹ đã chính thức nhận lô xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SPEV3 đầu tiên (còn gọi là M1A2C) Đây là phiên bản mới nhất của dòng xe tăng M1A2. Kể từ khi Nga công bố chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất T-14 Armata, Mỹ đã theo dõi chặt chẽ và nghiên cứu về loại xe tăng nay. Vậy, dòng xe tăng nào sẽ có lợi thế hơn?
“Siêu tăng” T-14 Armata của Nga. Nguồn: people.com.cn. |
Là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ tư của Nga, sự phát triển của T-14 có nguồn gốc lịch sử sâu sắc. Sau khi trải qua nhiều “sóng gió” kể từ khi Liên Xô sụp đổ, cuối cùng thì tại cuộc diễu hành ở Quảng trường Đỏ năm 2015, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 đã chính thức được công bố với thế giới. Hiệu suất của xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 được Nga tiết lộ chủ yếu thể hiện trong các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, tiêu chí được coi là “biểu tượng” của dòng xe tăng này chính là việc sử dụng tháp pháo không người lái và công nghệ điều khiển tự động cao. Công nghệ tháp pháo không người lái có thể cải thiện khả năng bảo vệ an toàn của kíp lái, còn công nghệ điều khiển tự động cao cho phép kíp lái hạn chế tối đa các thao tác điều khiển hệ thống và thiết bị điện tử, giúp cải thiện đáng kể khả năng phản ứng nhanh trong quá trình chiến đấu.
Thứ hai, về mặt bảo vệ, T-14 được trang bị một loại hệ thống phòng thủ chủ động mới - hệ thống APS, đủ để tìm kiếm tên lửa hoặc đạn pháo bay đến trong chế độ tìm kiếm tự động, sau đó tiến hành đánh chặn.
Thứ ba, trên phương diện hỏa lực, nòng pháo của T-14 lần đầu tiên sử dụng công nghệ mạ điện, tự siết và mạ crôm bên trong để làm cho đường đạn ổn định hơn và cải thiện đáng kể độ chính xác của đạn. Ngoài ra, đầu đạn còn là một thế hệ đầu đạn mới của các loại đạn xuyên giáp, đủ để xuyên thủng các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện nay và trong tương lai của phương Tây.
Thứ tư, về khả năng cơ động, mặc dù T-14 sử dụng động cơ diesel loại X 12 xi-lanh với tốc độ di chuyển trên đường cao tốc lên tới 80 km/h, tuy nhiên, loại động cơ này lại có nhược điểm “chết người” đó là nhiệt lượng sản sinh quá cao, đồng thời hộp số cũng không tốt, làm hạn chế khả năng cơ động của chiếc xe tăng này.
Xe tăng chủ lực M1A2 SPEV3 của Mỹ. Nguồn: people.com.cn. |
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2C của Mỹ đã được nâng cấp về phương diện bảo vệ, điều khiển hỏa lực và việc phối hợp tac chiến, có thể nói hiệu suất tổng thể của nó đã được cải thiện đáng kể. Nhiều phương tiện truyền thông của Mỹ coi nó là xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất thế giới, và cho rằng nó là giai đoạn phát triển, nâng cấp thứ 3 của loạt xe tăng M1A2, những điểm nổi bật của xe tăng này được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, khả năng bảo vệ. Xe tăng vẫn kế thừa lớp giáp Urani nghèo với lớp phủ graphene, tuy nhiên vật liệu và cấu trúc lớp giáp chính ở phía trước tháp pháo và dưới thân xe đã được thay đổi, khả năng chống đạn phá giáp đã được cải thiện, đồng thời nó cũng được lắp đặt hệ thống phòng chống thiết bị nổ đơn giản. Hệ thống này có thể bảo vệ xe tăng hiệu quả khỏi các cuộc tấn công bằng bom bất ngờ. Đồng thời, Hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Trophy do Israel sản xuất cũng được lắp đặt trên dòng tăng này, có hiệu quả tương tự như hệ thống APS của T-14, đều có thể chủ đông đánh chặn.
Thứ hai, hỏa lực. Điểm mấu chốt là nâng cấp đạn dược, thêm liên kết dữ liệu đạn dược và đạn đa năng tiên tiến AMP. Đạn AMP có thể thông qua liên kết dữ liệu đạn dược làm cho hệ thống không chế hỏa lực trước khi tiến hành bắn có thể căn cứ vào các tính chất mục tiêu không giống nhau để chế định chế độ, đồng thời căn cứ vào việc tấn công các mục tiêu khác nhau, hệ thống có thể đưa ra các chế độ kích nổ khác nhau, từ đó giảm thiểu các loại đạn được mang theo.
Thứ ba, khả năng cơ động. Sau một loạt cải tiến, loại xe tăng này nặng tới 70 tấn. Bởi vì nó được trang bị một hệ thống động cơ hoàn toàn mới, có thể cung cấp đủ năng lượng cho hệ thống cảm biến và liên lạc của xe, làm cho xe có khả năng cơ động xuất sắc.
Thứ 4, trên phương diện thông tin, xe tăng được lắp đặt hệ thống thông tin vô tuyến điện tích hợp tiên tiến, có khả năng chia sẻ thông tin với lực lượng bộ binh và các binh chủng khác, đáp ứng được yêu cầu thao tác hỗ trợ lẫn nhau trong chiến đấu cấp lữ đoàn.
Về tổng thể mà nói, bất luận là M1A2C hay là T-14, đều là những sản phẩm “bất hủ” của Mỹ và Nga, chúng đều có những thế mạnh riêng và cũng có những điểm chung, để có thể kết luận loại nào mạnh hơn thì phải xem xét vào các trận chiến trong tương lai. Tuy nhiên, xét về lâu dài, chiến lược nâng cấp dòng tăng M1 Abrams “sản phẩm của Chiến tranh Lạnh”, được sản xuất từ những năm 1970 của Mỹ vẫn có xu thế phát triển mạnh mẽ hơn.
Xe tăng M1A2 SPEV3 vẫn còn có bản nâng cấp tiếp theo. Nguồn: people.com.cn. |
Hiện, phiên bản nâng cấp M1A2 SPEV4 của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SPEV3 (M1A2C) vẫn đang được Mỹ không ngừng được cải tiến. Trong khi đó, T-14 của Nga vẫn chưa có thêm “người anh em” nào có thể vượt qua mình. Được biết, giai đoạn thứ hai của "Dự án Tái thiết Kỹ thuật" xe tăng M1A2 SPEV3 được bắt đầu vào năm 2016.
Dự án này tập trung vào việc cải thiện mức độ sát thương của xe tăng bằng cách phóng đạn pháo XM1147, trang bị cảm biến hồng ngoại hướng và hệ thống bảo vệ tích cực. M1A2 SPEV4 được lên kế hoạch để bắt đầu thử nghiệm vào năm 2021, và hoàn thành nghiên cứu, phát triển vào năm 2023. Trong số đó, hệ thống phòng thủ chủ động của Israel do xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SPEV3 mang theo có thể vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng như một biện pháp kỹ thuật chuyển tiếp để kiểm tra và nâng cấp công nghệ.
Tăng T-72 bị hủy diệt ở Syria và điều kỳ diệu đã xảy ra
Phiến quân Syria vừa công bố hình ảnh về việc hủy diệt xe tăng T-72 của SAA, tuy nhiên điều kỳ diệu đã xảy ra nhờ vào khả năng “độ” tăng cực khủng của Nga.
Đức Trí (lược dịch)