Khám phá pháo tự hành lớn nhất của quân đội Triều Tiên

Nắm đấm thép của Triều Tiên trong chiến tranh hiện đại chính là lực lượng pháo binh hùng hậu, trong đó Koksan 170mm là loại pháo tự hành uy lực nhất của quốc gia này.
M1978 Koksan cỡ 170 mm là loại pháo tự hành hạng nặng khá nổi tiếng của CHDCND Triều Tiên, một trong những ưu điểm của khẩu pháo 170 mm này là nó có thể bắn tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc từ phía bắc khu phi quân sự chia ranh giới hai miền Triều Tiên. 
Khám phá pháo tự hành lớn nhất của quân đội Triều Tiên - ảnh 1

Pháo tự hành lớn nhất của quân đội Triều Tiên tham gia duyệt binh

Tình báo Mỹ phát hiện sự có mặt loại pháo tự hành này vào năm 1978 tại thành phố Kok’san của Triều Tiên nên định danh M1978 Koksan ra đời từ đó. Đến năm 1985 Koksan mới được công khai trong một cuộc duyệt binh hoành tráng.

Khám phá pháo tự hành lớn nhất của quân đội Triều Tiên - ảnh 2

Pháo tự hành M1978 Koksan của Iran

Vì là pháo tự hành nên dĩ nhiên M1978 cũng được đặt trên một khung xe cơ động, đó là khung xe tăng Type-59 Trung Quốc vốn là bản sao chép T-54A của Liên Xô với số lượng sản xuất lên tới khoảng 9.500 chiếc. Vì thời kỳ đó Triều Tiên có quan hệ quân sự và chính trị gần gũi với Trung Quốc cho nên không có gì ngạc nhiên khi xe tăng Type-59 được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Triều Tiên. Pháo chính của M1978 là khẩu pháo nòng dài cỡ 170 mm, có thể là loại pháo bờ biển do Liên Xô cung cấp những năm 1950.

Do kích cỡ quá khổ của khẩu pháo so với khung xe nên kíp pháo thủ sẽ phải di chuyển và thao tác hoàn toàn “lộ thiên” trên chiến trường, một điều khá nguy hiểm khi chỉ duy nhất lái xe là được bảo vệ bởi vỏ giáp. Kíp pháo thủ thường có từ 4 đến 6 người bao gồm khẩu đội trưởng, pháo thủ chính và các pháo thủ phụ kiêm nạp đạn. Như đã nói, trên pháo tự hành M1978 Koksan không còn bất cứ không gian nào ngoài khẩu pháo nên đạn pháo phải được cung cấp từ xe tiếp đạn riêng.

Khám phá pháo tự hành lớn nhất của quân đội Triều Tiên - ảnh 3

M1978 có hai “chân chống” khi khai hỏa

Khi bắn, hai chân chống phía đuôi xe sẽ được hạ xuống để tăng độ ổn định cho pháo. Khẩu pháo 170 mm có tầm bắn xa 40 km với đạn thường và 60 km khi bắn đạn tăng tầm, với các chủng đạn từ đạn nổ thường đến đạn sinh-hóa học, tốc độ bắn rất chậm khoảng 2 viên/5phút.

Do khẩu pháo quá “khủng” nên hướng bắn cũng bị hạn chế để tránh ảnh hưởng đến khung xe, nghĩa là nòng pháo tốt nhất nên cố định hướng bắn, nếu quay lệch nhiều so với hướng 12 giờ thì khi bắn lực tác động sẽ làm hư hỏng khung xe. Để đảm bảo cho công tác hậu cần thì nhiều khả năng khung Type-59 của M1978 Koksan cũng sử dụng động cơ tiêu chuẩn của xe tăng T-54/59 là loại V12 công suất 520 mã lực.

Với những thông số như trên, ngoài ưu điểm tầm bắn xa thì M1978 cơ bản như một khẩu pháo cố định, không có giáp bảo vệ cho pháo thủ cũng như khả năng chuyển chế độ pháo kích từ trạng thái hành quân kém khi phụ thuộc vào xe tiếp đạn… Nhưng thật ra vấn đề này không quá nghiêm trọng vì người Triều Tiên chủ yếu sẽ khai hỏa Koksan từ những công sự được chuẩn bị sẵn, có thể bảo vệ nhất định cho pháo thủ và bản thân khẩu pháo, từ đó bắn phá thủ đô Seoul của Hàn Quốc nằm không xa giới tuyến.

Khám phá pháo tự hành lớn nhất của quân đội Triều Tiên - ảnh 4

M1978 nhận được nhiều khen ngợi trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq

Phiên bản nâng cấp của M1978 là M1989 với một số sự thay đổi như khoang chứa đạn 12 viên được tích hợp trên khung xe tăng T-62, có chỉnh sửa ở đầu xe cho ra hình dáng khác với M1978 khá nhiều mặc dù vẫn sử dụng khẩu pháo 170 mm.

M1978 Koksan đã được Triều Tiên cung cấp cho Iran để sử dụng trong cuộc chiến với Iraq vào năm 1987, với tầm bắn xa và sức công phá khủng khiếp, loại pháo này đã gây ra nhiều thiệt hại cho Quân đội Iraq và được Iran đánh giá rất cao, một số khẩu Koksan cũng bị phía Iraq chiếm giữ trước khi rơi vào tay quân Mỹ sau này.

Khám phá pháo tự hành lớn nhất của quân đội Triều Tiên - ảnh 5

M1989 với đầu xe khác và khung xe tăng T-62

Hiện nay pháo tự hành 170 mm Koksan và pháo phản lực 240 mm chính là 2 nắm đấm pháo binh chủ lực của Triều Tiên khi muốn vươn xa hỏa lực xuống Hàn Quốc. Không có thông tin chính xác số lượng Koksan trong Quân đội Triều Tiên nhưng người ta ước tính phải có tới vài trăm khẩu pháo loại này, một số lượng đông đảo khi tốc độ bắn của Koksan rõ ràng là chậm hơn nhiều cũng như không có hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số tiên tiến như pháo tự hành K-9 hiện đại của Hàn Quốc.

Tuy nhiên với tầm bắn xa (60 km so với 40 km của K-9) cùng số lượng bù chất lượng khiến Koksan 170 mm có vai trò rất quan trọng. Phía Hàn Quốc từng tính toán rằng với số lượng Koksan và pháo phản lực 240 mm mà Triều Tiên có, trong một phút nước này có thể bắn 10.000 quả đạn xuống Seoul và vùng phụ cận.

M1978/M1989 Koksan 170 mm đang được biên chế trong các đơn vị pháo binh Triều Tiên với khoảng 36 khẩu/trung đoàn.

Khám phá pháo tự hành lớn nhất của quân đội Triều Tiên - ảnh 6

M1989 trong cuộc duyệt binh

Theo Trí Thức Trẻ

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !