Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Chiếm 60% thị phần chứng khoán Việt Nam tại Hàn Quốc

Korea Investment Management (KIM) là một trong những quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá sớm, là quỹ có quy mô lớn từ Hàn Quốc tiên phong đầu tư tại Việt Nam từ năm 2006. KIM nhanh chóng gia nhập danh sách các đơn vị quản lý tài sản hàng đầu, khi chiếm tới 60% số vốn mà các nhà đầu tư Hàn Quốc đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

KIM Việt Nam được thành lập với 100% vốn sở hữu của công ty mẹ Korea Investment Management Co., Ltd (KIM) - một trong những công ty quản lý tài sản hàng đầu Hàn Quốc về quy mô với tổng giá trị tài sản quản lý khoảng 50 tỷ USD.

Tại Việt Nam, KIM Việt Nam cũng là một trong những công ty có tài sản quản lý lớn nhất, quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD và được xem là tổ chức đóng vai trò cầu nối cho dòng vốn mới vào Việt Nam.

Năm 2020, Kim Việt Nam thành lập quỹ pháp nhân nội địa.

 KIM Việt Nam là một trong những công ty có tài sản quản lý lớn nhất, quy mô khoảng 1 tỷ USD.

KIM Việt Nam có các quỹ đầu tư chủ động và cũng đẩy mạnh các sản phẩm quỹ đầu tư chỉ số. Đầu năm 2022, KIM Việt Nam cho ra mắt quỹ hoán đổi danh mục ETF đầu tiên với tên KIM Growth VN30 và được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Với 7,1 triệu chứng chỉ quỹ ban đầu, KIM Growth VN30 hiện có tổng tài sản gần 274 tỷ đồng.

Tháng 6/2022, KIM có quỹ ETF thứ hai - KIM VNFinselect, chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp ngành tài chính.

Trước đó, Quỹ đầu tư tăng trưởng KIM Việt Nam đã được lập để đầu tư vào những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam (FPT, Vietcombank, BIDV,... ) và một phần tài sản vào trái phiếu của Hàn Quốc. Quỹ đang quản lý khối tài sản hơn 478 triệu USD.

Không chỉ quản lý vốn cho khách hàng đến từ Hàn Quốc, KIM cũng vận hành quỹ ủy thác cho Tokyo Marine - công ty quản lý quỹ hàng đầu của Nhật.

KIM Việt Nam cũng có kế hoạch thu hút nguồn vốn của cộng đồng người Hàn ở Việt Nam để đầu tư vào cổ phiếu Việt. Nhiều người Hàn Quốc tại Việt Nam có tiền và muốn đầu tư nhưng còn vướng mắc pháp lý.

Hiện cổ phiếu sàn HOSE chiếm khoảng 90% trong danh mục theo dõi thường xuyên của KIM.

Quỹ đầu tư tăng trưởng KIM Việt Nam của KIM đầu tư vào những doanh nghiệp hàng đầu có tốc độ tăng trưởng cao như FPT, Vietcombank, BIDV (Nguồn: KIM)

Dồn lực vào ngân hàng

Danh mục đầu tư cũng như những đánh giá của KIM cho thấy, khẩu vị ưa thích của tổ chức này là các ngân hàng Việt, đặc biệt là các ngân hàng có năng lực quản lý tài sản tốt và tỷ nợ xấu thấp.

Quỹ đầu tư tăng trưởng KIM Việt Nam, với quy mô hơn 478 triệu USD, trong danh mục đầu tư có tới 35,4% là lĩnh vực tài chính, hơn 9,5% đầu tư vào bất động sản. Các mã ngân hàng được quan tâm là Vietcombank (VCB), BIDV.

Bên cạnh đó, KIM Việt Nam mở thêm quỹ tập trung về tài chính - Quỹ ETF KIM VNFinselect. Quỹ này được cấp phép vào tháng 6/2022. Đây là quỹ ETF nội thứ 11 trên thị trường và là quỹ ETF thứ hai của KIM Việt Nam, sau Quỹ KIM Growth VN30 ETF (niêm yết hồi đầu năm 2022).

Quỹ bị động mô phỏng theo chỉ số VNFinselect, đại diện cho ngành tài chính tại HOSE. Chỉ số này mô phỏng các cổ phiếu trong ngành tài chính, bao gồm những cổ phiếu ngân hàng và công ty chứng khoán hàng đầu về thanh khoản và vốn hóa.

 

Tính tới 23/2/2023, KIM Growth VNFinselect ETF phân bổ 90,2% danh mục quỹ cho cổ phiếu ngành ngân hàng. (Nguồn: KIM)

Tính tới 23/2/2023, KIM Growth VNFinselect ETF phân bổ 90,2% danh mục quỹ cho cổ phiếu ngành ngân hàng, chứng khoán tỷ trọng lớn thứ hai là 8,1%, bảo hiểm chỉ 0,97%.

Tính tới 22/12/2022, top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ này đều là cổ phiếu ngân hàng, bao gồm: VPBank (VPB) với 12,95%; ACB với 10,91%; Techcombank (TCB): 9,53%; SeABank (SSB): 8,32%; MBBank (MBB): 7,48%; Vietcombank (VCB): 6,49%; Eximbank (EIB): 5,79%; Sacombank (STB): 5,17%; HDBank (HDB): 4,87%; và VIBBank (VIB): 3,87%.

Quỹ KIM Growth VNFinselect ETF hoạt động không mấy ấn tượng, lỗ 19% kể từ khi thành lập tháng 11/2021. Trong khi đó, quỹ KIM Growth VN30 giảm 15,5% kể từ đầu năm.

Khuấy đảo ngành xây dựng

KIM Việt Nam cũng tư vào một số doanh nghiệp xây dựng và logistics như: Xây dựng Hòa Bình (HBC), Coteccons (CTD), Gemadept (GMD)...

Sau khi rút lui khỏi công ty xây dựng từng đầu ngành Việt Nam - Coteccons, KIM Việt Nam đổ tiền vào Xây dựng Hòa Bình và trở thành cổ đông lớn tại đây.

Tuy là doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu Việt Nam, nhưng HBC có quy mô vốn khá nhỏ, vốn hóa thị trường chỉ ở mức 2.200 tỷ đồng.

Gần đây, HBC rơi vào tranh chấp quyền lực gần tương tự như Coteccons. Cuộc “nội chiến” tại HBC buộc Chủ tịch Lê Viết Hải dùng quyền cổ đông lớn yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường để bãi nhiễm một số thành viên HĐQT.

Thông tin mới nhất, ngày 14/2, HĐQT Xây dựng Hòa Bình ra nghị quyết về việc chấp thuận đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Nguyễn Công Phú, người giữ chức Chủ tịch HĐQT thay ông Hải kể từ ngày 1/1/2023. Ông Lê Viết Hải và gia đình sở hữu tổng cộng 21% vốn HBC. 

Korea Investment Management đang nắm giữ 4,83% cổ phần HBC. Trong khi đó, quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund nắm giữ 4,48% vốn HBC.

Triển vọng lâu dài

Có thể thấy, cũng giống như Dragon Capital, quỹ đầu tư quản lý dòng vốn Hàn Quốc lớn nhất tại Việt Nam tiếp tục dồn lực vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản, đặc biệt nhóm ngân hàng.

Đây là nhóm có triển vọng rất lớn trước đó và đã mang lại lợi nhuận bứt phá hầu hết cho quỹ trong 3 quý đầu năm 2021. Tuy nhiên, gần đây, các nhóm cổ phiếu này đối mặt với nhiều rủi ro.

Trong quý IV/2022, Công ty TNHNN Quản lý Quỹ KIM Việt Nam báo lỗ gần 7,1 tỷ đồng, cao hơn so với mức lỗ gần 872 triệu đồng cùng kỳ năm trước.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng Việt gần đây đối mặt với rủi ro nợ xấu gia tăng theo khó khăn của các doanh nghiệp, đặc biệt nhóm bất động sản. Biên lãi thuần (NIM) của các ngân hàng có thể giảm khi lãi suất huy động rất cao.

CIO của một quỹ đầu tư tại Việt Nam cho rằng, khó khăn chỉ là ngắn hạn, triển vọng đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất tốt. Các quỹ kiếm lợi nhuận lâu dài.

Quỹ KIM cũng có quy mô ban đầu rất khiêm tốn nhưng giờ đã quản lý khoảng 1 tỷ USD, chủ yếu vốn của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam.

Với mức tăng trưởng khoảng 20%/năm, một quỹ 70 triệu USD cũng sẽ có quy mô 1 tỷ USD trong vòng khoảng 10 năm. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức cao và thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo ở trước ngưỡng của một thập kỷ phát triển bùng nổ.

Việt Nam được xem là một thị trường quan trọng và yêu thích của các tổ chức tài chính Hàn Quốc. Các công ty quản lý tài sản như KIM hay Mirae Asset đều đặt công ty con tại Việt Nam và ra mắt các sản phẩm ETF. Nhiều tập đoàn đẩy mạnh việc huy động vốn từ Hàn Quốc vào Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Hàn vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam, tại các lĩnh vực như điện tử, dệt may, tài chính,... Dòng vốn đầu tư gián tiếp từ Hàn cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Trong năm 2023, nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán đối mặt với nhiều thách thức, từ lạm phát cho tới suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu dùng yếu đi, tỷ giá khó lường, ảnh hưởng của bất ổn địa chính trị trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn có cơ hội duy trì tăng trưởng cao, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm khi tình hình vĩ mô ổn định trở lại. Do vậy cơ hội nâng vốn của các quỹ vẫn còn rất lớn, tùy vào các quyết định sáng suốt và may mắn hoặc ngược lại.

Mạnh Hà

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cho chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến 28/2/2025, SHB triển khai loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax trị giá 37 triệu đồng, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới 5 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn máy lọc nước chất lượng

Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn máy lọc nước tốt, chất lượng và an toàn để cả gia đình an tâm sống khỏe.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.