'Quái vật điên' sống sót giữa những bầy khủng long khổng lồ
Bộ xương của loài động vật có vú cổ đại sống giữa bầy khủng long cuối cùng trên Trái đất được mệnh danh là quái thú điên vừa được phát hiện.
Hàng trăm con cua bò ra khỏi vali, gây náo loạn sân bay
Trang Lenta.ru trích dẫn thông tin về vụ việc được một người dùng Twitter đăng tải cho hay, hàng trăm con cua đã bất ngờ bò ra khỏi vali của hành khách và "du ngoạn" khắp sân bay, gây cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy.
Các nhà khoa học mệnh danh động vật có vú cổ đại sống giữa loài khủng long cuối cùng đi bộ trên Trái đất là 'quái thú điên' sau khi phát hiện hoá thạch của nó.
Hoá thạch 66 triệu năm tuổi mang đến nhiều bất ngờ cho giới khoa học. Trước đây, nhiều nghiên cứu cho rằng động vật có vú tại thời điểm này trong lịch sử tiến hoá của chúng thường rất nhỏ, giống như kích thước của chuột bây giờ.
Tuy nhiên, cá thể động vật có vú mới phát hiện dài đến 61 cm và nặng khoảng hơn 3 kg. Tại thời điểm bị chết và hóa thạch, con vật chưa đến tuổi trưởng thành do vậy kích thước thực tế của loài này có thể lớn hơn rất nhiều.
Hoá thạch quái vật điên sống cùng thời khủng long |
Các nhà nghiên cứu đặt tên cho nó là Adalatherium hui và mô tả rằng sinh vật có bề ngoài giống con lửng, có ba chiếc răng nanh cong lớn phía trước, đuôi ngắn, mập mạp và một bộ dây thần kinh lớn trong miệng - đặc điểm thường thấy ở động vật đào hang.
Nhà cổ sinh vật học David Krause thuộc Bảo tàng Khoa học & Tự nhiên Denver, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Phát hiện mới thật kỳ lạ so với bất kỳ động vật có vú đang sống hay đã tuyệt chủng nào khác".
Vì sự khác lạ này nên con vật mang tên Adalatherium hui, theo tiếng Malagasy có nghĩa là 'điên khùng', theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là 'quái thú'.
Quái thú có bề ngoài giống con lửng |
Ông David Krause cho biết phát hiện này rất khác lạ, 'bẻ cong và thậm chí phá vỡ nhiều quy tắc', khiến cho việc nghiên cứu sự phát triển của sinh vật vô cùng khó khăn.
Mẫu vật hóa thạch được tìm thấy vào năm 1999 tại lưu vực Mahajanga ở phía tây bắc Madagascar. Đây là hóa thạch gần như hoàn chỉnh đầu tiên của một loài động vật có vú phát hiện ở Gondwana - một siêu lục địa phía nam cổ đại từng bao gồm Ấn Độ và châu Phi trong thời kỳ khủng long.
Nhưng vì những đặc điểm kỳ lạ và độc đáo của nó, hóa thạch không được phân loại trong gần 20 năm. Sau này, các nhà khoa học đã xác định Adalatherium thuộc về một nhóm Gondwanatheria, chỉ có hàm, răng và 1 hộp sọ độc lập.
Đến nay, nhà nghiên cứu mới công bố kết quả trên tạp chí khoa học Nature .
Giáo sư David Krause nói: "Răng cửa gồm hai cái ở phía trên và một cái ở phía dưới của sinh vật rất lớn và chỉ có một bên men răng. Chúng tôi tin rằng cặp răng dùng để gặm nhấm và cắt thức ăn chủ yếu là thực vật. Nói cách khác, Adalatherium có khả năng là một loài ăn thực vật".
"Dựa trên hộp sọ lớn, chúng tôi cho rằng nó có thể là một thợ đào hang giỏi. Một số đặc điểm của nó giống con lửng ví dụ như chân sau mạnh mẽ, cái đuôi ngắn, mập mạp".
Con vật đã chết trong một trận lở đất và bị chôn vùi dưới lớp bùn ướt do vậy bộ xương của nó còn khá nguyên vẹn.
Simone Hoffmann, Viện Công nghệ New York, đồng tác giả nghiên cứu mô tả loài động vật có vú này là 'kỳ lạ nhất trong những sinh vật kỳ lạ'. Ông cho biết: "Việc nỗ lực tìm ra cách con vật đi lại như thế nào gần như không thể".
Theo giáo sư Krause, Adalatherium là một "liên kết bị thiếu" trong quá trình tiến hóa của động vật có vú. Bộ xương gần như hoàn chỉnh là một may mắn cho các nhà khoa học nghiên cứu sự tiến hoá của động vật có vú ở bán cầu nam vốn từng ít được biết đến.
Hoàng Dung (Lược dịch)