Quá trình xây dựng xã hội học tập vẫn tồn tại nhiều hạn chế

Tại hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” nhiều đại biểu đã chỉ ra hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện xây dựng xã hội học tập.

Cụ thể, việc triển khai thực hiện Đề án 89 về xây dựng xã hội học tập (XHHT) trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cần được khắc phục để các hoạt động triển khai thực hiện Đề án giai đoạn tiếp theo có chất lượng, hiệu quả cao, quy mô ngày càng rộng rãi hơn, như:

Nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng XHHT ở một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang chưa đúng mức.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chức danh mà cán bộ, công chức đảm nhiệm.

Các hoạt động học tập suốt đời (HTSĐ) ở ngoài nhà trường chưa đa dạng, phong phú và điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn nên chưa đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Hoạt động của nhiều trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập đa dạng của người dân và các yêu cầu phát triển bền vững của các cộng đồng, địa phương. Số lượng người tham gia học tập ít, nội dung hoạt động nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, thậm chí có nơi còn tổ chức mang tính hình thức.

{keywords}
Nhiều trung tâm học tập cộng đồng vắng bóng người học. (ảnh minh họa)

Số người mù chữ ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất cao; tỷ lệ huy động người học xóa mù chữ còn thấp, kết quả xóa mù chữ không bền vững, hiện tượng tái mù chữ còn khá lớn và tập trung chủ yếu ở độ tuổi 36 đến 60. Tỷ lệ huy động người theo học các lớp xóa mù chữ rất thấp so với số người còn mù chữ; số người tái mù chữ gia tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, việc học tập và ý thức tự học trong nhân dân chưa cao; nhiều nơi chưa coi trọng công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng sống cho công nhân, lao động nông thôn; chất lượng công tác đào tạo từ xa chưa cao, chưa theo kịp xu thế phát triển giáo dục của thế giới.

Đó là chưa kể một số nhiệm vụ, giải pháp Đề án chưa hoàn thành đầy đủ, như việc chưa xây dựng mã ngành đào tạo về giáo dục cộng đồng, về HTSĐ; chưa xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng về phương pháp giáo dục người lớn cho giáo viên các cơ sở giáo dục thường xuyên; chưa có cơ chế đánh giá, công nhận kết quả học tập không chính quy và phi chính quy; chưa tổ chức nghiên cứu về các hình thức HTSĐ, phát triển các loại học liệu phục vụ cho HTSĐ.

Nguyên nhân của hạn chế, bất cập được chỉ ra tại hội nghị như sau:

Công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về học tập thường xuyên, HTSĐ, xây dựng XHHT đến các tổ chức và người dân chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, chất lượng hoạt động tuyên truyền chưa đồng đều giữa các vùng miền.

Cấp ủy, chính quyền một số địa phương và cơ quan, doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ và chưa kịp thời có chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức việc học tập thường xuyên, HTSĐ, xây dựng XHHT.

Cơ chế tài chính chưa được ban hành cụ thể, nguồn kinh phí thực hiện Đề án còn eo hẹp, phải lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chưa tích cực huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng XHHT nên chưa đạt hiệu quả cao.

Nhận thức của lãnh đạo một số địa phương về vai trò của các TTHTCĐ đối với việc thực hiện mục tiêu “Giáo dục cho mọi người” và xây dựng “Xã hội học tập” còn hạn chế, dẫn đến việc quan tâm và đầu tư cho hoạt động còn nhiều bất cập.

Đội ngũ cán bộ quản lý của nhiều TTHTCĐ chưa quan tâm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động học tập cho người dân. Kinh phí triển khai các hoạt động học tập tại TTHTCĐ chưa đảm bảo.

Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cấp xã, cấp huyện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội tham gia công tác xóa mù chữ.

Công tác điều tra, thống kê số người mù chữ, người tái mù chữ hằng năm của nhiều địa phương chưa được coi trọng, số liệu báo cáo không được cập nhật thường xuyên và thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch mở lớp xóa mù chữ. Cách thức tổ chức học, phương pháp dạy xóa mù chữ chưa phù hợp.

Ngoài ra, một số chỉ tiêu đề ra trong Đề án còn cao, chưa sát với nhu cầu, nguyện vọng và yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong giai đoạn 2012-2020.

Hoàng Thanh

'Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ phải tiếp tục công bố các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như thế nào và đây là câu chuyện rất hóc búa.

Vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp: Sự cô đơn cùng cực

Trong những clip đó, phía sau sự hỗn loạn, tiếng la hét, tôi thấy sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo...

Cô gái 23 tuổi phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới sau 5 phút

Sau 5 phút, Phương Trinh (23 tuổi, quê Lâm Đồng) đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên để phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023.

Xác minh nữ giáo viên bị nhóm nam sinh dồn vào góc lớp chửi bới

Tối 4/12, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm nam sinh THCS dồn vào góc lớp, xung quanh là những tiếng hò reo, chửi bới.

Tiến sĩ giả Nguyễn Trường Hải khai gì trong lý lịch nộp các trường đại học?

Ông Nguyễn Trường Hải khai tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và bài báo công bố quốc tế.

Bị 'tố' ép học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, nhà trường nói gì?

Phụ huynh thông tin học sinh bị ép tham gia hoạt động trải nghiệm, chi phí 560 nghìn đồng/em trong khi Hiệu trưởng Trường THPT B Bình Lục khẳng định không có chuyện này.

Nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp: 'Khi em nói, cô nên cúi mặt xuống'

Nữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Sinh viên Bách khoa bị đuổi khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ

Một sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bị buộc phải rời khỏi ký túc xá vì xem phim đồi truỵ.

Nữ sinh 13 tuổi đạt 8.0 IELTS, nói không với việc ‘học chỉ để đi thi’

Đạt 8.0 IELTS năm 13 tuổi, Bùi Hương Linh Giang nói rằng em chưa từng xem bất kỳ chứng chỉ ngoại ngữ nào là mục đích cuối cùng của quá trình học. Tiếng Anh là một phương tiện giúp em tiếp cận với nguồn tri thức bất tận.

Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 4 môn 'phá bỏ' nhiều bất cập, nghịch lý

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội, “phá bỏ” nhiều bất cập, nghịch lý.

Đang cập nhật dữ liệu !