Phụ huynh khóc khi dõi theo con bị tự kỉ vào lớp 1
Nhiều phụ huynh thực sự lo lắng trong những ngày đầu con đến lớp, trở thành sinh viên đại học chữ to |
Tâm sự người mẹ có con tự kỷ vào lớp 1
Những ngày này trên khắp mọi miền Tổ quốc tiếng trống trường lại vang lên rộn rã, khởi động cho một năm học mới, năm học 2014 – 2015.
Khi cánh cổng trường khép lại, các con vào lớp cùng thầy cô giáo và các bạn tập duyệt nghi thức cho buổi lễ khai giảng thì cũng là lúc các bậc phụ huynh ở ngoài đứng, ngồi không yên, ánh mắt dõi theo từng cử chỉ, hành động của con, sự lo âu xen lẫn tự hào hiện rõ trên từng nét mặt.
Chị Nguyễn Thị Nga trú ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội hai tay bám vào cánh cổng Trường Tiểu học Kiến Hưng, mắt không rời cậu con trai năm nay bước vào lớp 1.
Chị cho biết, hôm nay chị đã dậy rất sớm để chuẩn bị quần áo, đồ ăn cho con trước khi cho con đến trường. Không chỉ có vậy, chị còn đưa con đến trường sớm hơn giờ quy định gần một giờ đồng hồ để con quen với trường, lớp.
Khi đưa con tới trường chị còn cho cô con gái út năm nay đang học mẫu giáo đi cùng để cổ vũ anh trai vào lớp 1.
Chị Nga kể: “Lúc vào lớp mà thằng bé cứ bám lấy mẹ không rời, nước mắt ngắn nước mắt dài, nhìn thương quá”.
Chị Nga cho biết, con mình rụt rè hơn so với các bạn cùng trang lứa cũng bởi cháu bị bệnh tự kỷ. Đây cũng chính là lý do mà chị lo lắng nhất khi con vào lớp 1.
Lấy tay áo quệt ngang dòng nước mắt, chị tâm sự rằng chị chẳng dám mơ con học giỏi, chỉ mong sao con biết đọc biết viết là mừng rồi. Hơn một năm trước, thay vì cho con đi học trường mần non như các bạn đồng trang lứa thì chị phải cho con vào Trung Tâm Sao Mai, nơi chuyên dạy cho các trẻ tự kỷ.
Ngày ngày đưa đón con đến trường mà lòng chị quặn thắt. Khi con trai đủ tuổi vào lớp 1, chị xin cho cháu đi học hè để làm quen với môi trường mới và các bạn.
“Những ngày đầu tới lớp cháu luôn trong trạng thái sợ sệt, sợ đám đông, sợ những cái mới lạ. Vì thế lúc nào tôi phải ở bên cạnh con. Con đi học mẹ cũng đi theo luôn. Rất mừng là giờ cháu đã đỡ hơn trước nhiều nên tôi cũng đỡ lo. Nếu không tôi cũng phải bỏ hết công việc để theo cháu đi học mất”, chị Nga nói.
Tiếng trống trường vang lên, nghi thức của buổi khai giảng được tập duyệt, những em nhỏ diện bộ đồng phục của trường, cầm cờ đỏ sao vàng, xếp hàng thẳng tắp trong nắng thu hút mắt người nhìn. Chị Nga như thấy mình bé lại, hồi hộp dõi theo từng bước của con trai.
Xin nghỉ làm để chứng kiến lễ khai giảng của con
Còn chị Nguyễn Thị Lan trú ở Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội, trước khi đưa con đến trường đã gọi điện xin phép được đến cơ quan muộn nửa tiếng đồng hồ.
Không phải vì chị bận việc gì, mà chị muốn đứng ngắm cậu con trai trong những ngày đầu tiên đi học. Dù rằng con chị Lan là một cậu bé khá bạo dạn nhưng chị vẫn không khỏi lo lắng. Chị cho biết trong thời gian đi học hè, con chị tỏ ra rất thích đi học.
“Vì là học cách nhật nên cậu bé khá thoải mái, nhưng khi vào năm học thì ngày nào cũng phải đi học, không biết cháu có chịu được áp lực bài vở không?”, chị Lan lo lắng.
Chị Lan bảo, sáng nay đưa con đi học mà xúc cảm đan xen, chị vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì con đã vào lớp 1, con sẽ khôn lớn từng ngày, sẽ quen bạn mới, các thầy cô, giáo mới. Nhưng vẫn lo vì phải rời xa vòng tay chăm sóc của bố mẹ. Không biết con có thích nghi được không.
Phu huynh xin nghỉ làm đứng ngoài cổng trường, thấp thỏm, lo âu trong ngày khai giảng |
Tại cổng Trường Tiểu học Kiến Hưng (phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội; Trường Tiểu học Lê Lợi (phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) rất nhiều phụ huynh vẫn còn phải đút cho con ăn từng miếng xôi.
Anh Nguyễn Văn Phương, trú ở khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội đã xin nghỉ làm cả buổi sáng để đưa con đi tập nghi thức khai giảng năm học mới, rồi đứng đợt khi nào con tập xong thì đón về.
Anh bảo hai vợ chồng cắt cử nhau xin nghỉ trong hai hôm để đưa con đi khai giảng. Cũng giống như các bậc phụ huynh các anh Phương cũng khá lo lắng khi cô con gái đầu lòng bước vào lớp 1.
Vì là con đầu cháu sớm cô con gái của anh Phương được cả nhà cưng chiều từ nhỏ nên khi đi học gia đình anh Phương lo lắng không biết cháu có tự lập được không.