Phong tặng nghệ nhân: Răng rụng, phều phào lên nhận danh hiệu?

Một số địa phương đặt ra tiêu chí 80 tuổi trở lên mới được xem xét danh hiệu nghệ nhân nên hầu như rất ít người còn sống. Nếu có sống thì sức yếu, răng rụng hết, không nói được chứ chưa nói đến hát, trình diễn và truyền dạy.
Mặc dù đã được sửa đến lần thứ 3 song Dự thảo Nghị định Quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là những quy định về thời gian, quy trình làm hồ sơ, thủ tục.

Đó là nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chuyên gia trong Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định do Bộ VH,TT&DL tổ chức ngày 10/4 tại Hà Nội.   

Vướng mắc về tuổi tác, thời gian

Một trong những vấn đề liên quan đến phong tặng danh hiệu khiến các đại biểu bức xúc nhất chính là quy định về tuổi tác. Điều 5, 6 chương II của Dự thảo Nghị định quy định, một trong những tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu là nghệ nhân nhân dân phải có thời gian thực hành và phổ biến tri thức, kỹ năng đang nắm giữ từ 25 năm trở lên, với nghệ nhân ưu tú là 20 năm. 
Phong tặng nghệ nhân: Răng rụng, phều phào lên nhận danh hiệu? - ảnh 1
Nhiều nghệ nhân tuổi cao vẫn chờ đợi một sự ghi nhận từ phía Nhà nước

Theo GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN, quy định như vậy chẳng khác nào Dự thảo không quan tâm đến quy luật sáng tạo. Bởi theo ông, có những người rất trẻ nhưng vẫn có tài và nếu cứ phải chờ đến 20 năm mới được phong tặng thì hết sức vô lý. Hơn nữa, điều này cũng đồng nghĩa với việc bỏ lỡ những tài năng nở sớm.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội Di sản văn hóa VN đưa ra ý kiến nên rút ngắn thời gian yêu cầu đối với nghệ nhân. "Cũng như nghệ sỹ, nghệ nhân 30, 35 tuổi được phong tặng là hợp lý, chứ cứ phải chờ đến 60, 70 tuổi thì đã quá già. Với những người có tài thực sự mà bắt họ phải đợi tới vài chục năm mới đủ tiêu chuẩn về thời gian thực hành để xét tặng sẽ gây ra những thiệt thòi lớn", ông Trụ khẳng định.

Theo ông, cần đặc biệt chú trọng xét tặng về năng lực sáng tạo và tài năng chứ không căn cứ vào tuổi tác, thời gian để tránh tình trạng sống lâu lên lão làng, thời cống hiến thăng hoa thì không có danh hiệu, cứ phải đợi đến khi về hưu mới được xét tặng.

Chưa kể, một số địa phương khi áp dụng Nghị định còn đặt ra tiêu chí 80 tuổi trở lên mới được xem xét danh hiệu nghệ nhân nên hầu như rất ít người còn sống ở độ tuổi này. Và những nghệ nhân thuộc diện được xét tặng tuổi đều đã quá cao, sức yếu, răng rụng hết, không nói được chứ chưa nói đến hát, trình diễn và truyền dạy.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phong tặng danh hiệu là một hình thức thể hiện sự quan tâm, ghi nhận, đánh giá của Nhà nước đối với nghệ nhân nhưng nếu cứ quy định bắt buộc về khoảng thời gian dài như thế vô hình trung sẽ làm thui chột tài năng của những nghệ nhân trẻ tuổi, khó giữ chân những người trẻ gắn bó với nghề.

Liên quan đến việc truy tặng danh hiệu cho những nghệ nhân đã mất, Điều 7 của Dự thảo quy định, truy tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cho cá nhân, nghệ nhân ưu tú có đủ các tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu đã mất trong thời gian 5 năm trước ngày Nghị định này có hiệu lực. 
Phong tặng nghệ nhân: Răng rụng, phều phào lên nhận danh hiệu? - ảnh 2
Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã mất mà không có danh hiệu gì!
GS Tô Ngọc Thanh cho rằng quy định như vậy là không có cơ sở, vì có những người mất cách đây hàng chục năm, họ là những người đặt nền móng cho một loại hình nghệ thuật nào đó. Theo ông, nên vinh danh những người đó có đóng góp cho văn hóa nước nhà chứ không phải căn cứ vào thời gian cứng nhắc ấy. 

Thủ tục, hồ sơ đánh đố nghệ nhân!

Điều 12, chương IV Dự thảo Nghị định quy định, Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân cần có: Bản kê khai thành tích, các tài liệu như video clip, ảnh... chứng minh tri thức, kỹ năng và những đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, các bản sao giấy chứng nhận hoặt quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen... Nhiều ý kiến cho rằng, quy định quá nặng về thủ tục, hành chính và chẳng khác nào đánh đố nghệ nhân.

GS Hoàng Chương (GĐ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc) bày tỏ, cuộc sống luôn giục giã, chúng ta thì đã quá chậm chân trong việc quan tâm tới nghệ sĩ, nghệ nhân. Nhiều người là báu vật quốc gia mà đến lúc mất cũng chưa được tặng danh hiệu gì. 

Theo ông, đừng bắt nghệ nhân phải khai hồ sơ như với Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, mà cần lược bớt thủ tục vì nghệ sỹ có tài, đủ yếu tố phong tặng mà bắt làm quá nhiều thủ tục khác nào hành hạ họ. Chưa kể, nhiều nghệ nhân người dân tộc thiểu số, sống ở vùng hẻo lánh, “có tài nhưng không có tiếng”, lại không biết chữ thì làm sao biết đến các thủ tục hành chính để mà làm. 

Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN, cần xem xét các yếu tố đặc thù của những người già, yếu, không biết chữ thì nên để các hội chuyên ngành, các địa phương làm giúp. Từ kinh nghiệm làm thí điểm việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian quan họ - Bắc Ninh thì đề cao tiêu chuẩn cộng đồng suy tôn và đây là quyết định cho uy tín và khả năng tiếp tục phát huy được tài năng.

Các đại biểu cũng thống nhất đề nghị cần sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ ban hành để tránh thiệt thòi cho các nghệ nhân, đặc biệt là những nghệ nhân tuổi cao, sức yếu.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Đặng Thị Bích Liên, sớm nhất đến Quý 2 năm nay mọi thủ tục tiếp thu mới được hoàn thành và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. 

Nhiều khả năng các nghệ nhân dân gian vẫn sẽ phải tiếp tục chờ đợi!
Hà Trang

Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan

Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Hơn 12.000 học sinh, sinh viên được đào tạo về công nghệ AI

Đến nay đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên đến từ 95 trường học tại 21 tỉnh thành trên cả nước được đào tạo về vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.