Philippines tái mở cửa căn cứ quân sự đối phó Trung Quốc trên Biển Đông

Philippines sẽ đưa các chiến đấu cơ mới và 2 tàu khu trục tới vịnh Subic khi Manila mở cửa trở lại căn cứ quân sự một thời của Mỹ tại đây để đối phó trước sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Từng là một trong những căn cứ hải quân lớn nhất trên thế giới của Mỹ, vịnh Subic đã bị đóng cửa năm 1992 do Thượng viện Philippines bãi bỏ thỏa thuận cho thuê căn cứ này với Washington sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. 

Trong khi đó, Manila đã chuyển đổi căn cứ quân sự này thành vùng kinh tế. Quân đội Philippines cũng chưa từng sử dụng vịnh Subic làm căn cứ quân sự.

Philippines tái mở cửa căn cứ quân sự đối phó Trung Quốc trên Biển Đông - ảnh 1

Tàu chiến Mỹ cập cảnh tại vịnh Subic hồi tháng 10/2014.

Chia sẻ với Reuters, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino cho hay hồi tháng Năm, quân đội nước này đã ký kết một thỏa thuận với Ủy ban quản lý vịnh Subic, để sử dụng cơ sở này theo hợp đồng cho thuê mới có thời hạn 15 năm. Hành động này đánh dấu lần đầu tiên cơ sở đồ sộ tại vịnh Subic hoạt động như một căn cứ quân sự trong vòng 23 năm.

Kể từ năm 2000, các tàu chiến của Mỹ đã thường xuyên cập cảng Subic nhưng chỉ trong các cuộc diễn tập với quân đội Philippines hoặc sử dụng các cơ sở thương mại ở đây để phục vụ sửa chữa thiết bị và tiếp nhiên liệu. 

Giới chuyên gia an ninh nhận định việc sử dụng vịnh Subic sẽ cho phép không quân và hải quân Philippines phản ứng một cách hiệu quả hơn trước những hành động trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông. Bởi cảng nước sâu tại vịnh Subic nằm phía tây đảo Luzon của Philippines và hướng ra Biển Đông. 

Chuyên gia an ninh người Philippines Rommel Banlaoi nhấn mạnh: "Giá trị của Subic trong vai trò căn cứ quân sự đã được người Mỹ chứng minh. Các nhà hoạch định quốc phòng của Trung Quốc biết rõ điều này". 

Còn theo giới chức quân sự, một khi vịnh Subic được tái sử dụng như là một căn cứ quân sự, hải quân Mỹ sẽ dễ dàng tiếp cận cơ sở này hơn theo thỏa thuận lâu dài giữa Manila và Washington. Theo đó, quân đội Mỹ được phép sử dụng các căn cứ quân sự địa phương ở Philippines. Ngoài ra, việc mở cửa trở lại căn cứ vịnh Subic sẽ khiến tham vọng độc chiếm đường biển của Trung Quốc vấp phải không ít thách thức. 

Ngoài việc hợp tác an ninh với Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam, quân đội Philippines có kế hoạch chi 20 tỷ USD trong vòng 13 năm tới để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. "Chúng tôi hy vọng Philippines có thể đóng góp hơn nữa vào lợi ích hòa bình và ổn định trong khu vực", Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố. 

Theo hai tướng quân đội Philippines giấu tên, 2 chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ Hàn Quốc sản xuất, sẽ chuyển từ căn cứ hải quân cũ Cubi sang vịnh Subic vào đầu năm 2016. Đây là hai chiếc máy bay đầu tiên trong số 12 chiếc FA-50 mà Philippines đặt mua của Hàn Quốc hồi năm ngoái. Ngoài ra, hai tàu khu trục sẽ được đưa tới cảng Alava tại vịnh Subic. 

Theo giới chuyên gia an ninh, vịnh Subic nằm cách bãi cạn Scarborough 270 km, khu vực đã bị Trung Quốc chiếm của Manila vào năm 2012. 

Chuyên gia khu vực Patrick Cronin tại Trung tâm An ninh Mỹ mới tại Washington cho rằng một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ biến bãi cạn Scarborough thành một hòn đảo nhân tạo. Hành động này sẽ gây khó khăn cho Philippines trong công tác bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế quốc gia nằm ngoài khơi đảo Luzon. 

"Các chiến đấu cơ hạng nhẹ mới của Hàn Quốc có thể tiếp cận bãi cạn Scarborough chỉ trong vài phút. Trong khi đó, các máy bay tuần tra hàng hải và máy bay không người lái có thể bao quát toàn bộ mọi động thái di chuyển của Trung Quốc trong khu vực", ông Cronin chia sẻ. 

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.

MINH THU (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !