Phi hành gia gặp rắc rối khi giặt đồ trong trạm vũ trụ
Giặt đồ ở trạm vũ trụ quốc tế ISS không phải là chuyện dễ dàng như ở dưới mặt đất.
Khi làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, các phi hành gia gặp khá nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, một trong những vấn đề đó là họ vừa phải mặc chung bộ đồ không gian cồng kềnh vừa chung cả bộ đồ ôm sát người, gọi là bộ đồ lót LCVG bên trong.
LCVG mặc bên trong bộ đồ không gian to cồng kềnh truyền thống, nó rất quan trọng giúp các phi hành gia trong trạng thái khô mát, thoải mái khi phải ra bên ngoài Trạm vũ trụ quốc tế ISS làm nhiệm vụ.
Khi ở Trái Đất, chúng ta có xu hướng xem việc giặt là là chuyện đương nhiên nhưng cuộc sống hàng ngày trên Trạm vũ trụ quốc tế đối với các phi hành gia sẽ có nhiều khác biệt.
Theo NASA, các phi hành gia giữ cho tay và cơ thể sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh khô, dầu gội đầu khô nhưng việc giặt quần áo thì không thể làm như vậy. Trên ISS cũng không đủ đồ cho các phi hành gia thay quần áo mới mỗi ngày.
Phi hành gia gặp rắc rối khi giặt đồ trong trạm vũ trụ |
Don Pettit, phi hành gia NASA từng viết trong nhật ký rằng khi ở trên trạm ISS cứ ba hoặc bốn ngày ông lại thay đồ lót một lần. Trong khi đó, phi hành gia Nhật Bản Koichi Wakata từng thử nghiệm mặc đồ lót trong khoảng một tháng. Sau đó phát hiện ra rằng sau khi mặc một thời gian nhất định, quần áo lót sẽ có mùi.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho các phi hành gia, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA đang tích cực tìm ra giải pháp giúp cho những bộ đồ lót không gian trở nên sạch sẽ lâu hơn, thoải mái hơn.
Malgorzata Holynska, Kỹ sư vật liệu của ESA, cho biết: "Những đồ dệt may trên chuyến bay vũ trụ ví dụ như quần áo lót không gian có thể gây ra rủi ro cả về kỹ thuật và y tế trong các chuyến bay dài ngày"
Có một số phi hành gia như David Wolf đã không lựa chọn mặc nhiều áo lót bên trong bộ đồ không gian cồng kềnh khi làm nhiệm vụ ngoài trạm.
Vì ESE đang cân nhắc khả năng gia nhập sứ mệnh mặt trăng trong tương lai cùng NASA, nên Cơ quan Vũ trụ châu Âu quyết định triển khai dự án giúp giữ vệ sinh các trang phục của phi hành gia có tên gọi 'Bacterma'.
Các nhà nghiên cứu dự định sẽ sử dụng công nghệ lớp phủ tiên tiến sinh học để giảm hoạt động của các vi khuẩn.
Dự án sẽ tìm cách cải thiện loại vải thường dùng, có chứa bạc, đồng, sẽ gây ra kích ứng da, xỉn màu nếu sử dụng trong thời gian dài, bằng vải kháng khuẩn chứa sợi dệt có khả năng chống lại một số loại vi khuẩn nhất định.
Dự án Bacterma tập trung vào việc phát triển các lớp hoàn thiện bằng chất liệu kháng khuẩn, họ thử nghiệm bằng cách cho chúng phản ứng với mồ hôi, bức xạ, bụi, mô phỏng theo điều kiện mà các phi hành gia đối mặt khi làm việc trên trạm vũ trụ
ESA muốn tìm ra dạng vải kháng khuẩn mới, cho phép các chuyến du hành dài ngày trên quỹ đạo trở nên thoải mái hơn đối với các phi hành gia.
Hoàng Dung (lược dịch)