Phần Lan có kế hoạch mua đạn tên lửa GMLRS từ Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận việc giao một lô đạn tên lửa dẫn đường chính xác và có kích thước lớn (GMLRS) và các thiết bị liên quan cho Phần Lan theo chương trình bán trang thiết bị quân sự cho nước ngoài.

Tổng chi phí của đơn đặt hàng khoảng 535 triệu USD. Cơ quan Hợp tác An ninh Bộ Quốc phòng Mỹ (DSCA) đã thông báo cho Quốc hội về kế hoạch này.

Chính phủ Phần Lan đã tiếp cận Mỹ với yêu cầu về khả năng bán 150 tên lửa dẫn đường M30A1 với đầu đạn thay thế (trong hộp thép) hoặc tên lửa dẫn đường M30A2 với đầu đạn thay thế và đầu đạn chùm hoặc kết hợp cả hai, 250 quả đạn rocket dẫn đường M31A1 với đầu đạn nổ phân mảnh hoặc M31A2 GMLRS-U IMPS, hoặc các tổ hợp của chúng. Yêu cầu cũng bao gồm các dịch vụ của nhóm đảm bảo chất lượng, dịch vụ vận chuyển và các hạng mục liên quan khác về hậu cần và hỗ trợ chương trình.

Phần Lan có kế hoạch mua đạn tên lửa GMLRS từ Mỹ. (Ảnh: AP)

Thông báo lưu ý rằng Phần Lan có kế hoạch sử dụng các loại vũ khí này để bổ sung cho các kho vũ khí quốc gia, tăng cường khả năng phòng thủ trên bộ và trên không ở sườn phía bắc của châu Âu.

Tập đoàn Lockheed Martin được chọn làm tổng thầu cho chương trình này. Một yêu cầu được cho là sẽ chuyển tới 50% số lượng đạn dược đã đặt hàng từ các kho của Bộ Quốc phòng Mỹ. Quyết định này sẽ xác định những phiên bản GMLRS nào có thể được Phần Lan mua.

Tên lửa M30A và M31A đều đã được Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine để sử dụng cho hệ thống HIMARS và đều có tầm bắn tối đa 80km.

Theo Defense Express, khi tính đơn giá của mỗi đạn tên lửa đi kèm với chi phí hậu cần, dịch vụ hậu mãi và bảo trì. Phần Lan đã phải chi 535 triệu USD cho 2.400 quả đạn tên lửa GMLRS, tương đương 222.900 USD/quả.

Quân đội Mỹ được mua đạn tên lửa GMLRS trực tiếp từ tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin với giá chỉ 100.000 USD/quả. Nói cách khác, Mỹ bán đạn tên lửa GMLRS cho đồng minh với giá đắt hơn gấp đôi giá bán trong nước.

Cũng theo Defense Express, mức giá 222.900 USD/quả đạn là con số ước tính và thực tế có thể thấp hơn đôi chút.

Trước đó, Jordan mua 72 gói đạn tên lửa GMLRS, mỗi gói 6 quả đạn vào năm 2015. Khi đó, Jordan đã chi 192 triệu USD để mua 432 đạn tên lửa GMLRS, tương đương 444.444 USD/quả.

Năm 2016, Pháp mua 21 gói đạn tên lửa GMLRS với giá 60 triệu USD, tương đương 476.100 USD/quả, báo Ukraine cho biết.

Trong thỏa thuận mới nhất với Phần Lan, Mỹ cam kết 50% đạn tên lửa GMLRS được cung cấp trực tiếp từ kho vũ khí của quân đội Mỹ, nghĩa là việc chuyển giao có thể diễn ra nhanh chóng mà không cần chờ hãng Lockheed Martin sản xuất.

Hạ Thảo (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.