Phân biệt sốt xuất huyết với sốt sau tiêm vắc xin Covid-19

Hiện nay, song song với dịch Covid-19 thì sốt xuất huyết cũng đang lan rộng, có nhiều trường hợp nhầm lẫn sốt xuất huyết với các triệu chứng sau tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết thời gian qua có nhiều trường hợp bị sốt xuất huyết sau khi tiêm vắc xin Covid-19 nhưng người bệnh không biết rõ mà cứ nghĩ đó là do tiêm chủng gây ra.

Theo BS Khanh, sốt xuất huyết là bệnh cấp tính có thể gây thành dịch, tổng có 4 chủng sốt xuất huyết Dengue, một người có thể bị nhiều lần trong đời, các chủng không có miễn dịch chéo. Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết và rối loạn huyết tương có thể gây sốc, suy đa tạng và tử vong.

Bệnh do muỗi vằn đốt, đặc điểm muỗi hay đốt buổi sáng hoặc chiều tối, muỗi hay đậu ở các khu vực như tủ quần áo, góc nhà để cắn người. Muỗi không có khả năng di chuyển xa. Ở Miền Bắc hay xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11. Còn ở miền nam diễn ra rải rác quanh năm.

Sốt xuất huyết là bệnh cấp tính, không có di chứng nhưng lại có biến chứng đó là các tổn thương gan do suy gan, tổn thương viêm não, màng não do virus tấn công hệ thần kinh, biến chứng tim mạch, rối loạn dẫn truyền… Tất cả người lớn hay trẻ em đều có thể mắc sốt xuất huyết nhất là ở các tỉnh thành phía Nam tỷ lệ mắc cao hơn.
 
Đến nay, số người mắc rải rác ở 35 tỉnh thành và đã ghi nhận 18 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2020 số ca mắc giảm nhưng số ca tử vong tăng thêm 10 người so với cùng kỳ năm ngoái.

Khi có nhiều bệnh xảy ra cùng lúc sẽ dẫn tới nguy cơ bệnh nặng, tử vong nhiều hơn. Về lâm sàng, diễn biến bệnh có thể xảy ra trong 10 ngày.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Triệu chứng sốt xuất huyết - bệnh nhân đột ngột sốt cao 39-40 độ C liên tục, kéo dài 2-7 ngày. Nhiều trường hợp chỉ bị sốt cao trong những ngày đầu và không có bất cứ biểu hiện gì khác. Bên cạnh triệu sốt cao có thể kèm theo các biểu hiện: Rất mệt mỏi, đau đầu, đau nhức toàn thân, đau khớp, buồn nôn, nôn nhiều…

Xuất huyết là dấu hiệu của tình trạng thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch máu. Từ đó dẫn đến tình trạng sốc giảm thể tích rất nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Xuất huyết có thể xuất hiện trong thời gian từ ngày thứ 2-5 sau khi có biểu hiện sốt. Xuất huyết có thể là nốt lấm tấm dưới da (không biến mất khi ấn vào); vết bầm máu; chảy máu mũi; chảy máu chân răng mà không do cơ chế tác động gì từ bên ngoài, hoặc có nôn/đi tiêu ra máu…
 
Bắt đầu bằng triệu chứng sốt trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi.
 
Còn đối với các biểu hiện của tiêm vắc xin Covid-19, người bệnh sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau. Thông thường các phản ứng sau tiêm đó là sau khi tiêm vắc xin từ 6 đến 8 tiếng, một số người xuất  hiện các triệu chứng hơi đau nơi vết tiêm còn lại có thể có cảm giác gai gai sốt, người mệt, sốt nhẹ, đau đầu khó ngủ. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 24 – 36 hoặc 48 tiếng.

Một số người sốt cao, mệt mỏi, sốt run cầm cập, đau nhức mình, đau bụng, tiêu chảy, ói nhiều, tần xuất ra vào nhà vệ sinh tăng lên đột ngột, ăn uống không được... nhưng tất cả các triệu chứng sẽ giảm sau 36 – 48 tiếng sau tiêm.
 
Khi bị sốt sau tiêm vắc xin chưa thể xác định do sốt xuất huyết hay do tiêm chủng người bệnh có thể dùng paracetamol. Khi sốt cao trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo. Tuyệt đối, không dùng quá liều thuốc, vì có thể gây hại gan, nguy hiểm. Nếu sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế.
 
Không sử dụng thuốc hạ sốt nhóm aspirin, đây cũng là thuốc hạ sốt, giảm đau nhưng thuốc có chất chống kết tập tiểu cầu mà aspirin có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, dẫn đến biến chứng nguy hiểm (chảy máu) trong bệnh sốt xuất huyết.

Ngoài ra, nhóm thuốc ibuprofen là thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt trong nhóm non-steroid, không được dùng trong bệnh sốt xuất huyết do làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Với những người có bệnh lý nền, nếu được chẩn đoán sốt xuất huyết cần phải theo dõi sát sao có thể nhập viện để được điều trị. Người bệnh cần theo dõi cả diễn biến của sốt xuất huyết và diễn biến của bệnh lý nền như bệnh gan mãn tính, bệnh đái tháo đường…

Khánh Chi 

Cần làm gì để không trở thành F0 khi đi máy bay?

Cần làm gì để không trở thành F0 khi đi máy bay?

Hiện nay các tỉnh đã có phương án đón người dân của mình từ các tỉnh phía nam về. Ngoài ra, khi hàng không nội địa mở cửa sẽ có nhiều người có nhu cầu đi lại bằng phương tiện này.

Di chứng sau Covid-19: Dấu hiệu nào cần đi khám bác sĩ ngay?

Di chứng sau Covid-19: Dấu hiệu nào cần đi khám bác sĩ ngay?

Sau đợt giãn cách lớn vì dịch bệnh, những ngày qua các bệnh viện hoạt động trở lại nhưng cũng tiếp nhận nhiều người bệnh tới đến khám bệnh vì vấn đề sức khoẻ sau khi đã nhiễm Covid-19.    

 

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Đang cập nhật dữ liệu !