Ở nơi tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng nhất Hà Nội

Ca nặng cứ tăng dần, hiện bây giờ bệnh viện được giao số giường là 400 giường nhưng thường xuyên có hơn 300 bệnh nhân tất cả trong tình trạng nặng, nguy kịch...

Tết không trọn vẹn 

Là bệnh viện tầng 3 của Thành phố, hầu hết bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đức Giang đều trong tình trạng nguy kịch. Nếu không xử trí kịp thời người bệnh có thể tử vong ngay khi vừa nhập viện.

Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết thời gian đầu khi bệnh viện được giao tiếp nhận theo dõi, điều trị các F1, F2 có nguy cơ cao gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó là những ngày đầu tiên, Hà Nội ghi nhận ca mắc Covid-19. 

{keywords}
Các y bác sĩ Bệnh viện Đức Giang chăm sóc bệnh nhân F0 nặng 

“Anh em lo sợ lây nhiễm Covid-19 vì đây là bệnh mới, chưa gặp bao giờ. Trong khi chuyên môn chưa biết điều trị ra sao, phác đồ điều trị chưa rõ ràng, trang thiết bị lúc đầu chưa có quy chuẩn… mà đọc trên báo chí thì tỷ lệ tử vong cao. Chưa kể áp lực từ gia đình, làng xóm, láng giềng…. cũng làm anh em tâm tư”, BS Thường cho biết.

Do đó, khi được giao nhiệm vụ, BGĐ Bệnh viện đã họp đặt ra những tiêu chí (y bác sĩ trẻ, không có bệnh nền…) sau đó vận động anh em tự nguyện tham gia. Ban đầu số y bác sĩ chỉ đếm trên đầu ngón tay phục vụ F1, F2.

Thế nhưng đến tháng 5/2021, Bệnh viện Đức Giang đã phải huy động tới 60 y bác sĩ, điều dưỡng sau khi có quyết định chính thức được giao tiếp nhận, điều trị BN F0 thuộc tầng 3.

“Ca nặng cứ tăng dần lên. Hiện bây giờ bệnh viện được giao số giường là 400 giường nhưng thường xuyên hơn 300 bệnh nhân, cụ thể như ngày hôm 22/2 bệnh viện đang phải tiếp nhận điều trị cho 380 bệnh nhân tầng 3 trong đó bệnh nhân nặng 120 thở oxy trở lên”, TS. BS Nguyễn Văn Thường cho hay.

Bệnh nhân nặng tăng, phải chăm sóc toàn diện nhưng lực lượng y bác sĩ mỏng nên hầu như phải làm việc với gần 200% sức lực.

BS Lê Mạnh Trường, trưởng đơn nguyên Covid 2, là một trong những bác sĩ đầu tiên của bệnh viện được phân công nhiệm vụ theo dõi, điều trị cho bệnh nhân F1, F1 thời gian đầu tháng 3 năm 2020 cho biết, thời gian đầu “rất lo”.

“Lúc đó nhiều băn khoăn lắm. Tôi lo không biết điều trị bệnh nhân như thế nào, khám ra sao, giao tiếp với bệnh nhân như thế nào khi mình mặc bảo hộ kín mít, rồi lo lây nhiễm. Tôi tự hỏi nếu lây thì không biết sẽ như thế nào? Nhưng xác định đó là nhiệm vụ, trách nhiệm của bác sĩ nên tôi cũng gạt những lo lắng để lao vào công việc”, bác sĩ Mạnh Trường cho hay.

Với tâm thế sẵn sàng, Mạnh Trường đã tận tuỵ với công việc bất chấp những hiểm nguy, thậm chí nhận cả những thiệt thòi về phía mình. Khi nhiều tháng nay anh không về nhà.

Ngay cả dịp Tết, theo lịch, mùng 2 anh sẽ về nhà. Vừa về quê cách bệnh viện hơn 40km thì nhận được điện thoại kíp trực báo có ca sản phụ diễn biến nhanh buộc phải đặt ECMO, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.

Đó là sản phụ sinh năm 1993 mắc Covid-19 vào viện với diễn biến rất nhanh, bệnh nhân suy hô hấp, đặt ống nội khí quản, thở máy. Bệnh nhân đủ điều kiện chuyển tuyến trên nhưng ở đó cũng quá tải.  Không thể để bệnh nhân chết khi vẫn còn có thể. Nghĩ là làm, anh vội vàng buông bát cơm, vội vã quay lại viện.

“Lúc đó vào đêm mùng 2 Tết. Đây cũng là trường hợp đầu tiên đặt ECMO của Bệnh viện. Sau nỗ lực của cả tập thể bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Đến nay, sau 3 tuần đặt ECMO bệnh nhân đang được theo dõi tại bệnh viện”, bác sĩ Mạnh Trường cho biết.

Không muốn nhắc đến những ca bệnh không có người thân bên cạnh, Mạnh Trường lặng đi khi nói về những cuộc điện thoại trong đêm, đặc biệt là vào những ngày Tết báo tin "bệnh nhân tử vong". Anh bảo "đó là những ký ức buồn rất khó có thể quên". 

Trẻ mắc Covid-19 nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Trẻ mắc Covid-19 nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Trẻ mắc Covid-19 không nên ăn các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, hành tây, tỏi; hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật; tuyệt đối tránh thức ăn đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.

Mong thất nghiệp 

Giám đốc Bệnh viện Đức Giang cho biết, tính đến thời điểm này bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân F0 thuộc tầng 3. Dự báo thời gian tới số ca tiếp tục tăng lên do đó, ban giám đốc bệnh viện luôn động viên anh em cố gắng nỗ lực hơn nữa, xác định hết năm 2022 dịch mới “hạ nhiệt”.

Điều dưỡng Đào Thị Hằng, trực tiếp tham gia chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 đến nay 3 tháng. Không cảm thấy lo lắng, Hằng tham gia cuộc chiến với tâm thế sẵn sàng tiếp lửa cho các đồng nghiệp.

{keywords}
Ở nơi tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng nhất  Hà Nội

Em cho biết trong suốt 3 tháng qua, công việc của Hằng là thực hiện y lệnh của bác sĩ tiêm truyền thuốc, hút đờm, vỗ rung long đờm, bơm ăn qua sonde giúp bệnh nhân không bị suy dinh dưỡng… Đã có quá nhiều hình ảnh “ghim” vào đầu nữ điều dưỡng trẻ.

“Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên ca bệnh tôi tiếp nhận ngày hôm ấy. Bà cụ 83 tuổi được chẩn đoán dương tính với Covid-19, không có người thân bên cạnh. Bà được xe 115 đưa đến trong tình trạng thở oxy mask. Khi tôi hỏi bà có người nhà không thì bà lắc đầu. Thực sự lúc đó tôi chỉ lặng đi, không dám khóc”, Hằng ngậm ngùi.

“Đại dịch đã kéo dài hơn 2 năm, mong muốn lớn nhất của tôi lúc này là ngày gần nhất Hà Nội giảm số ca mắc mới. Và đến 1 ngày đẹp trời nào đó, tôi được nghe công bố hết dịch”, Hằng ước mơ.

Ước mơ của Hằng cũng là ước mơ chung của các y bác sĩ. Hơn lúc nào hết, họ là các y bác sĩ khu điều trị Covid-19 luôn mong được thất nghiệp.

N. Huyền 

Thuốc kháng virus Molnupiravir chính ngạch khó mua, trên mạng bán nhan nhản, nhà thuốc kiến nghị gì?

Thuốc kháng virus Molnupiravir chính ngạch khó mua, trên mạng bán nhan nhản, nhà thuốc kiến nghị gì?

Nhà thuốc Long Châu kiến nghị các cơ quan quản lý cho phép áp dụng cách chấp nhận video tự test nhanh của người bệnh và hoàn tất trả lời các câu hỏi tầm soát là cơ sở để có thể bán thuốc kháng virus Molnupiravir.

'Loạn' thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ phòng Covid-19

'Loạn' thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ phòng Covid-19

Trong vòng 1 tuần qua, khi số ca mắc Covid-19 liên tục đạt đỉnh thì thị trường thuốc, thực phẩm chức năng được quảng cáo giúp phòng bệnh Covid-19 cũng nhảy múa theo.

Loại thực phẩm rẻ tiền ngay trong gian bếp giúp phục hồi sức khoẻ hậu Covid-19, chống tái nhiễm

Loại thực phẩm rẻ tiền ngay trong gian bếp giúp phục hồi sức khoẻ hậu Covid-19, chống tái nhiễm

Một loại thảo dược rẻ tiền có sẵn trong nhà bếp, có tác dụng kích thích miễn dịch, kháng virus, kháng khuẩn... Sử dụng tỏi để phòng tái nhiễm Covid-19 bằng cách bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, lên men tỏi mật ong hoặc dùng dầu tỏi...

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !