Nữ sinh Việt trúng tuyển trường cũ của Donald Trump nhờ lòng trắc ẩn

Hoàng Anh cho biết ngày 21/8 tới, em sẽ chính thức nhập học tại Trường Wharton. Đây là một trong những ngôi trường kinh doanh tốt nhất thế giới, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk tốt nghiệp.

Hoàng Anh (tên đầy đủ là Ngô Hoàng Anh), sinh năm 2001, học sinh Trường Quốc tế Concordia Hà Nội.

Cùng tốt nghiệp khóa học 2018–2019, trong khi các bạn đồng trang lứa đang gấp rút chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2019, thì Hoàng Anh lại cùng bạn bè "vi vu" vào Đà Nẵng, tham gia nhiều hoạt động xã hội. Hoàng Anh cho biết em không tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 mà sẽ có kỳ thi chuẩn hóa riêng.

Ngô Hoàng Anh, nữ sinh Việttrúng tuyển ngôi trường Tổng thống Donald Trump từng học.

“Em rất vui và ngạc nhiên" - Hoàng Anh nhớ lại cảm xúc khi biết tin trúng tuyển Trường Wharton, trực thuộc University of Pennsylvania.

"University of Pennsylvania xếp hạng thứ 8 trên thế giới và nằm trong khối Ivy League, là một trường khó để trúng tuyển. Trong khi đó, vào được Trường Wharton còn khó hơn nhiều. Đây là ngôi trường kinh doanh số 1 thế giới. Em rất ấn tượng với những người đã từng học ở Wharton, từ Elon Musk đến Donald Trump”.

Nhìn vào những thành tích Hoàng Anh đã đạt được mới thấy sức trẻ và sự nỗ lực cống hiến của cô nữ sinh 17 tuổi này.

Chuẩn bị hồ sơ đi du học từ năm lớp 11, Hoàng Anh cho biết khâu khó nhất với em là thi các điểm chuẩn hóa SAT, SAT2. Vì dù được bố mẹ tạo điều kiện cho học trường quốc tế từ nhỏ, nhưng việc thi SAT đạt trên 1500 là điều không dễ. Kết quả SAT của Hoàng Anh đạt 1530/1600, SAT2 Hóa đạt 780/800, SAT2 Toán đạt 790/800, Toefl là 113/120.

Trong lúc các bạn đang miệt mài ôn thi thì Hoàng Anh "vi vu" Đà Nẵng.

Vốn yêu thích các hoạt động xã hội, lại tự tin trong giao tiếp, Hoàng Anh tham gia rất nhiều hoạt động cộng đồng.

Em gắn bó với tổ chức SANSE trong 2 năm, một tổ chức được điều hành bởi các bạn học sinh THCS của nhiều trường khác nhau, có chung mục tiêu là hỗ trợ học sinh vùng núi còn nhiều khó khăn. Từ một thành viên đến việc được giao trọng trách làm Chủ tịch, Hoàng Anh cảm thấy vô cùng yêu thích SANSE. “Không chỉ giúp đỡ các bạn học sinh vùng khó, chúng em còn có cơ hội hợp tác với nhiều công ty, tổ chức tầm quốc tế. Điều mà em thích nhất ở SANSE là việc tự sản xuất ra những sản phẩm đầu tay để bán lấy tiền nuôi quỹ, chứ không chỉ phụ thuộc vào tiền tài trợ”.

Tham gia trại hè LaunchX, Hoàng Anh và một vài người bạn nước Mỹ đã cùng nhau sáng lập công ty startup Phynergetix, sử dụng công nghệ AR mới nhất để hỗ trợ điều trị bệnh nhân vật lý trị liệu.

Hoàng Anh cho biết “Trại hè khởi nghiệp LaunchX khởi nguồn từ MIT, nhưng có các đợt khác nhau ở các trường đại học danh giá. Năm em tham gia, trại hè tổ chức tại Northwestern University, khu Evanston. Hồi đó trong trại, 23h là đi ngủ, nhưng tối nào về phòng em cũng phải nói chuyện trực tuyến với các bạn đến 1-2h sáng để thống kê lại thông tin hôm đó thu thập được”.

Không chỉ dừng ở đó, Hoàng Anh còn là trưởng dự án làm quạt bằng nước muối. Dự án này đã đạt giải Nhì tại Hội nghị trẻ (Global Youth Summit) tổ chức tại Campuchia.

Tuy nhiên, sau khi các bạn vào đại học, chỉ còn mình Hoàng Anh kiên trì với mục tiêu. May mắn là em nhận được sự ủng hộ của các thầy cô trong trường, được mượn phòng thí nghiệm Thậm chí, thầy giáo còn dọn luôn cho Hoàng Anh một “cái tổ nhỏ” để em không phải đi lại nhiều.

Dường như cô nữ sinh nhỏ nhắn chẳng chịu ngừng tay. Em còn tổ chức Hiệp hội Học sinh danh dự của trường. Tại đây, em kết hợp với tổ chức “Sapa hope center”, kêu gọi dự án mọi người chung tay ủng hộ đồ dùng y tế để gửi đến những ngôi trường nơi bản làng Sa Pa.

Giải thưởng Học sinh toàn cầu của Hiệp hội các trường Đông Á (Global citizenship award của East Asia Region of School) chính là một phần thưởng xứng đáng cho Hoàng Anh. Em cũng được mời làm diễn giả ở các Hội nghị trẻ tại Nepal và Singapore, tham gia vào dự án Chieldren take over của UNICEF, tích cực tham gia các hoạt động thể thao của trường, lớp.

Hoàng Anh chia sẻ những hoạt động xã hội chính là “kế hoạch” của em để “bộ mặt” hồ sơ xin du học tại Mỹ đẹp hơn, dễ được chấp nhận hơn. Tuy nhiên, đấy cũng là những hoạt động khởi nguồn từ lòng trắc ẩn thật sự của em, những việc làm cống hiến cho cộng đồng.

Hoàng Anh tiết lộ thêm ban đầu, em gửi hồ sơ vào 5 trường. Nhưng khi nhận được thông báo trúng tuyển từ Trường Wharton, em đã rút hồ sơ của các trường khác, chỉ còn University of Michigan là quên nên em cũng nhận được thông báo trúng tuyển của trường này.

Ngày 21/8 tới, Hoàng Anh sẽ bắt đầu một hành trình tìm kiếm tri thức mới, nơi em có nhiều cơ hội khám phá khả năng và có thể giúp đỡ nhiều người hơn nữa.

Khánh Hòa
Từ khóa: nữ sinh Việt du học đại học Mỹ trường Wharton

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !