Nông sản ùn ùn sang Trung Quốc, giá nhiều loại trái cây tăng dựng đứng

Không chỉ sầu riêng mà chuối, mít, dưa hấu, thanh long,... cũng ùn ùn xuất sang Trung Quốc. Nhờ đó, giá các loại trái cây này tăng cao, có loại tăng dựng đứng.

Xe nông sản nối đuôi nhau sang Trung Quốc

Từ 8/1/2023, Trung Quốc mở cửa trở lại, gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc thuận lợi hơn. 

Theo Ban quản lý Cửa khẩu tỉnh Lào Cai, trong tháng 1/2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai đạt gần 82 triệu USD (xuất khẩu 48,3 triệu, nhập khẩu 33,3 triệu USD). 

 Xuất khẩu sang Trung Quốc thuận lợi, giá nhiều loại trái cây tăng mạnh (Ảnh: Phạm Hải)

Tại cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành - Lào Cai, tháng 1 có 6.713 xe nông sản được xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này, giá trị đạt gần 59 triệu USD. Nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, gần 33 triệu USD. 

“Hàng xuất khẩu chủ yếu nông sản tươi từ phía Nam ra như: thanh long, chuối, dưa hấu, chôm chôm, mít,... Đặc biệt, trong tháng 1, gần 600 xe thanh long được đưa lên Lào Cai để xuất khẩu qua nước bạn”, Ban quản lý Cửa khẩu tỉnh Lào Cai thông tin.

Cũng trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 100 triệu USD. Hiện nay, hàng hóa tại các cửa khẩu đều được xuất khẩu trong ngày, không còn tình trạng ùn tắc xe hàng tham gia xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Theo đại diện Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn), tại 5 cửa khẩu của địa phương, trung bình có 1.000-1.200 xe hàng xuất nhập khẩu một ngày, trong đó 75% xe hàng xuất khẩu là hoa quả, nông sản...

Chia sẻ với PV. VietNamNet, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, Trung Quốc chính thức mở cửa biên giới trở lại tạo đà cho xuất khẩu phục hồi. Cùng với đó, lợi thế từ các nghị định thư Việt Nam đã ký với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch giúp xuất khẩu sầu riêng, khoai lang, chanh leo ngày càng thuận lợi.

“Nhờ đó, giá nhiều loại trái cây tăng đáng kể ngay từ đầu năm. Đây là tín hiệu đáng mừng”, ông nói.

Trái cây đồng loạt tăng giá mạnh

Cụ thể, tại các vựa cây ăn quả lớn ở nước ta, trái ngược với mức giá “rẻ như cho” cách đây một năm, tháng 1/2023, giá trái cây biến động tăng mạnh.

Cụ thể, tại tỉnh Tiền Giang xoài tăng 10.000 đồng/kg lên mức giá 80.000 đồng/kg đối với xoài cát Hòa Lộc và 40.000 đồng/kg đối với xoài Cát Chu; dưa hấu tăng 1.000 đồng/kg, lên 10.000 đồng/kg; thanh long tăng 3.000 đồng/kg, lên 28.000 đồng/kg với thanh long ruột đỏ và 24.000 đồng/kg với thanh long ruột trắng,...

 Dưa hấu cũng là loại trái cây đang tăng giá (Ảnh: Phạm Hải)

Những ngày này tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá thanh long ruột đỏ vọt lên mức 30.000-33.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 25.000 đồng/kg, gấp 3-4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, ông Trần Đình Trung - Giám đốc HTX Thanh long Thuận Tiến (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) - thông tin, giá thanh long ruột đỏ thu mua tại vườn tăng lên gần 40.000 đồng/kg.

Ở ĐBSCL, giá mít Thái cũng tăng mạnh do Trung Quốc “ăn hàng”. Theo đó, tại vựa trái cây Tiền Giang, mít loại 1 giá 36.000 đồng/kg, loại 2 giá 26.000 đồng/kg, mít kem có giá dao động từ 15.000-29.000 đồng/kg tuỳ loại. Mức giá này, nông dân trồng mít ở các tỉnh ĐBSCL hái trái bán tại vườn có thể lãi từ 4.000-26.000 đồng/kg tuỳ loại. 

Ông Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc Hợp tác xã Sầu riêng Ngũ Hiệp, cũng cho biết, sầu riêng ở khu vực Tiền Giang phải đến Rằm tháng 2 Âm lịch mới vào vụ thu hoạch rộ, hiện vẫn là nghịch vụ nên khan hàng, giá neo ở mức cao kỷ lục lịch sử.

Các đây 3 ngày, sầu riêng Ri6 được thu mua tại vườn giá từ 140.000-150.000 đồng/kg, sầu monthong giá 170.000-180.000 đồng/kg tuỳ loại. Sau đó giá sầu hạ nhiệt dần. Hôm nay (9/2), giá sầu riêng đã giảm 10.000-15.000 đồng/kg. 

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng, Trung Quốc là một thị trường lớn, nhập khẩu 15 tỷ USD rau quả mỗi năm. Năm 2022, xuất khẩu rau quả của nước ta sang Trung Quốc 1,53 tỷ USD, chiếm thị phần nhỏ.

Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả bùng nổ trong năm 2023. Ông dự báo xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc có thể đạt kim ngạch ít nhất 2,5 tỷ USD, thậm chí có thể chạm mốc 3 tỷ USD trong năm nay.

Tâm An

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.