Nơi cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ

Đến năm 2015, đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ sẽ đưa âu cảng thứ hai, phục vụ cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cho ngư dân đánh bắt trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Nơi cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ - ảnh 1

Âu cảng đầu tiên trên đảo Bạch Long Vĩ là nơi cung cấp hậu cần nghề cá cho ngư dân

“Điều vĩ đại nhất đó là TP.Hải Phòng có gì, trên đảo Bạch Long Vĩ có thứ đó”. Đại tá Đỗ Đình Nam, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 952 (đóng trên đảo Bạch Long Vĩ) nói về điều tự hào nhất mà quân và dân đảo Bạch Long Vĩ đã xây dựng được trong 57 năm qua

Trung đòan 952 là đơn vị đầu tiên tiếp nhận đảo Bạch Long Vĩ từ 1957, thời kỳ đó vô cùng khó khăn vất vả, trên đảo không có nhà, thiếu nước ngọt, tòan bộ diện tích 2,5km2 của đảo chỉ có cát và xương rồng. Trung đòan 952 khi đó ra đảo, trồng hàng vạn cây mới chỉ sống được vài cây vì không có nước. Quân và dân trên đảo cùng gắn bó với nhau để tồn tại.

Từ năm 1993, thực hiện chủ trương dân sự hóa đảo Bạch Long Vĩ của Chính phủ, Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) Hải Phòng đã thành lập Liên đội TNXP Bạch Long Vĩ với nhiệm vụ đưa TNXP ra đảo để định cư lập nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, bảo về chủ quyền vùng biển quốc gia tại Vịnh Bắc Bộ.

Ngày 26/3/1993, 62 chàng trai cô gái TNXP đầu tiên vượt sóng gió đến với đảo Bạch Long Vĩ, khi đó hạ tầng trên đảo rất đơn sơ, không có dân cư sinh sống. Điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, chỉ có đá, cát và xương rồng, đất canh tác ít, nguồn nước sinh họat phụ thuộc hòan tòan vào nước mưa. Họ đã cùng với các chiến sĩ bộ đội trên đảo biến sỏi đá khô cằn thành những dãy nhà, khu chăn nuôi, vườn rau xanh để ổn định cuộc sống.

Năm năm sau, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý xây dựng đảo Bạch Long Vĩ  thành Đảo Thanh niên đầu tiên của cả nước và giao cho TNXP Hải Phòng kiên cường bám trụ, xây dựng hàng lọat các dự án trên đảo: Cải tạo khu nhà ở TNXP, xây dựng Đài tưởng niệm liệt sỹ, khu mẫu giáo TNXP, Trung tâm Văn hóa thể thao huyện, hệ thống đường nội bộ hơn 20km chạy quanh đảo, xây dựng đền, chùa, trường học.

TNXP Hải Phòng cũng đã thực hiện hàng lọat các dự án bảo vệ môi trường và môi sinh trên đảo như: trồng 53ha rừng phòng hộ, xây dựng công viên và hệ thống vườn cây cảnh các hộ gia đình và nội bộ khuôn viên khu TNXP rộng 70.000m2, triển khai dự án xử lý rác thải trên đảo, xây dựng trung tâm nuôi giống bào ngư…

Trung tá Đỗ Đình Nam cho biết, Đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ được ví như là “mắt thần” của biên giới nước ta ở trên biển. Đây là hòn đảo xa bờ nhất trên Vịnh Bắc Bộ, cách TP. Hải Phòng gần 130 hải lý nhưng cách biên giới Trung Quốc chỉ 15 hải lý. Do đó, đảo được coi là vọng gác, là chốt thép của Tổ quốc.

Việc xây dựng và ổn định đời sống quân dân trên đảo có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ đường biên giới quốc gia trên biển. Cuộc sống bình yên của Bạch Long Vĩ hôm nay có đóng góp rất lớn của đội ngũ TNXP. Họ đã cùng với cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 952 đã thực hiện rất nhiệm họat động trên đảo, từ bảo vệ chủ quyền, đến xây dựng và bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp trên đảo.

Không chỉ có vậy, từ năm 2000, đảo Bạch Long Vĩ đã chính thức đưa vào sử dụng âu cảng, với sức chứa tối đa 1.000 tàu cá. Theo ông Nguyễn Công Diễn, Tổng đội trưởng TNXP Hải Phòng, việc đưa âu cảng đi vào họat động hỗ trợ rất nhiều cho ngư dân đánh cá trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ. Những hôm gió mùa có từ 500 – 1.000 tàu cá neo vào âu cảng để tránh gió. 

Nơi cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ - ảnh 2

Những ngày nghỉ ngơi khi ngư dân neo tàu vào âu cảng Bạch Long Vĩ

Âu cảng cũng là nơi mà ngư dân từ các tỉnh miền Trung trở ra vào bán hải sản, mua thêm nhiên liệu, lương thực và nước ngọt phục vụ cho đánh bắt. Tòan bộ họat động trên cảng như bốc xếp, duy trì an ninh trật tự đều do TNXP đảm nhận. Những khi có bão, âu cảng có tới vài nghìn tàu cá vào đảo trú bão. Ngư dân được TNXP bố trí chỗ nghỉ tạm, hỗ trợ nấu nướng, sinh họat, đảm bảo an tòan trong những ngày bão.

Ông Diễn cũng cho biết, hiện nay trên đảo đang xây dựng tiếp âu cảng thứ hai ở phía tây bắc đảo, với sức chứa khỏang 2.000 tàu cá, dự kiến âu cảng thứ hai sẽ đi vào họat động từ 2015. Xây dựng đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ trở thành một trung tâm cung cấp hậu cần nghề cá là một trong những định hướng đến năm 2020 của TNXP Hải Phòng.

Nơi cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ - ảnh 3

Âu cảng thứ 2 đang được xây dựng phía Tây Bắc đảo Bạch Long Vĩ và sẽ đưa vào họat động từ 2015.

Nơi cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ - ảnh 4

Đàn gia súc và vườn rau xanh do quân và dân nuôi trồng trên đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ

Nơi cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ - ảnh 5
Nơi cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ - ảnh 6
Nơi cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ - ảnh 7
bài Minh Quyên; ảnh Vũ Huyến - Minh Hiếu

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !