Những tình huống kết nối F0 khiến bác sĩ bối rối
Có thời kỳ cao điểm, Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM mỗi ngày nhận được hơn 6.000 cuộc gọi của người bệnh và người nhà cần hỗ trợ. Có những lúc tổng đài viên trực nghe cũng bối rối, phát khóc.
Bác sĩ mổ heo hàng tuần 'nuôi quân' đi chống dịch
BS Trần Văn Dương – huyện Bình Chánh, TP.HCM là cái tên thân thuộc của rất nhiều F0 trong nhóm Giúp nhau mùa dịch – Hỗ trợ y tế. Chỉ cần có người nhờ hỗ trợ, bác sĩ Dương và đồng nghiệp của anh nhanh chóng có mặt.
Áp lực từ những cuộc gọi cầu cứu
Bác sĩ Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết suốt 3 tháng qua, nhân sự của Trung tâm Cấp cứu 115 luôn “chạy” việc với 200 – 300% sức lực.
Theo bác sĩ Long, bình thường Trung tâm chỉ có 8 line điện thoại với khoảng 120 cuộc gọi nhờ hỗ trợ cấp cứu mỗi ngày. Từ khi có dịch thì số cuộc gọi tăng lên gấp hàng chục lần. Chính vì vậy, tổng đài của Trung tâm phải chuyển sang Công viên phần mềm Quang Trung mới đủ đường truyền để phục vụ nhu cầu của người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Trung tâm cũng huy động thêm các tình nguyện viên từ Thành đoàn, từ trường Đại học Y Dược TP.HCM.
Những ngày cao điểm Trung tâm nhận được hơn 6.000 cuộc gọi vào và cuộc gọi ra từ Trung tâm nữa là khoảng 10000 cuộc. Tuy nhiên, đến hiện tại bác sĩ Long cho biết, cuộc gọi đã giảm hơn. Người bệnh và người thân gọi đến cũng đỡ hoang mang hơn trước, họ bình tĩnh hơn và nắm được nhiều thông tin hơn. Đường truyền được nâng cấp nên khi tiếp nhận thông tin và điều phối trơn tru hơn.
Ngoài ra, TP.HCM hiện còn thêm các kênh tư vấn 1022 nhánh 3, nhánh 4 để tư vấn cho người bệnh ở nhà, chưa cần cấp cứu. Kênh tư vấn 1022 đã chia sẻ cho 115 rất nhiều nên chỉ còn 3.000 cuộc gọi mỗi ngày.
BS Long chia sẻ, áp lực của bộ phận tổng đài rất lớn. Ngoài áp lực phải tăng ca, những tổng đài viên phải lắng nghe nhiều nỗi lo lắng của người bệnh. Thậm chí có thời điểm người bệnh hoảng sợ vì nhiều người mắc Covid-19 dẫn đến bệnh viện quá tải, tỷ lệ tử vong cao cộng với tăng cường giãn cách nên người bệnh đã gọi điện đến trung tâm cầu cứu, khóc lóc, tạo áp lực cho bộ phận điều phối viên.
Tổng đài Trung tâm Cấp cứu 115 đặt tại Công viên phần mềm Quang Trung (quận 12, TPHCM) nhằm giảm tải áp lực cho Trung tâm cấp cứu 115 tại cơ sở chính (quận 10, TPHCM). |
Khi đó, các điều phối viên phải nghe thông tin, rồi trấn an người bệnh. Có những cuộc gọi các thông tin gửi đến với những tình huống đau lòng, người nghe điện thoại cũng stress căng thẳng. Nhất là những người mới tham gia tình nguyện nếu tâm lý chưa vững thì họ càng stress.
Những tình huống chỉ vào cuộc mới biết
PGS Lê Thị Anh Thư – Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn TP.HCM chia sẻ, khi tham gia tư vấn cho F0 qua điện thoại từ tổng đài 1022 nhánh 3, ban đầu bà chỉ nghĩ tư vấn người dân dùng thuốc như thế nào, theo dõi sức khoẻ ra làm sao. Tuy nhiên, khi nhấc điện thoại lên là những lời cầu cứu “Bác sĩ ơi, giúp tôi, cứu tôi…”.
Có những cuộc gọi nửa đêm, người nhà hoang mang, sợ hãi vì người thân của họ nguy kịch. Mấy chục năm trong nghề, bác sĩ Thư chưa bao giờ gặp những tình huống bản thân mình cũng không biết nói sao. Một người chồng gọi điện xin bác sĩ phải làm sao để cứu vợ. Vì vợ của anh ta đã nguy kịch, đang thở máy và bệnh viện thông báo không thể qua khỏi… Bản thân anh và 2 con cũng đang là F0 nên rất sợ hãi, lo lắng.
Việc hỗ trợ F0 cũng khiến nhiều tổng đài viên áp lực, stress. |
Virus Sars-Cov-2 gây đau thương cho người bệnh và gia đình, tổn thương tinh thần của người bệnh rất nhiều, khiến người bệnh ra đi trong đơn độc. Bác sĩ Thư cho biết, mỗi lần nhận những cuộc gọi như thế bà lại dành nửa giờ để tư vấn, trấn an người bệnh và đặc biệt là động viên người bệnh bình tĩnh và phải biết chấp nhận. Có những cuộc gọi chỉ qua đường truyền mỏng manh nhưng bác sĩ cũng hiểu được những lo lắng, băn khoăn của người bệnh như thế nào. Nhiều trường hợp bác sĩ cho số điện thoại cá nhân để cùng hỗ trợ bệnh nhân cho tốt hơn, tiện hơn.
PGS Thư cho rằng mô hình tư vấn cho F0 qua tổng đài của TP.HCM mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh. Nếu bệnh nhân được theo dõi từ sớm, được tư vấn dùng thuốc đúng thì người bệnh có nguy cơ trở nặng ít hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn. Đa số những ca nặng đều tìm kiếm tới bác sĩ quá muộn nên nhiều trường hợp bác sĩ không thể làm gì hơn.
Để tăng cường phục vụ người bệnh, BS Long cho biết, ngày xưa cấp cứu 115 chỉ ở Quận 10, đến giờ kíp cấp cứu 115 đang chia ra ở 5 trạm cấp cứu dã chiến ở các vị trí khác nhau như Quận 11, Quận 12, Quận Bình Tân, Quận Bình Chánh, TP. Thủ Đức để tăng khả năng cấp cứu người bệnh.
Điều bác sĩ Long lo lắng nhất đó là chỉ một phút lơ là, nhân viên của mình có thể lây nhiễm. Khi làm việc với cường dộ cao, có lúc mệt quá lơ đễnh một chút sẽ lây nhiễm.
Có những lái xe mệt quá ngủ gục nhưng cũng chỉ biết động viên anh em cố gắng, tìm thêm tình nguyện viên lái xe. Trung tâm Cấp cứu 115 đang nỗ lực cố gắng để người dân tiếp cận y tế càng sớm càng tốt.
Bác sĩ 115 TP.HCM 3 tháng không ngày nghỉ với các cuộc gọi 'làm ơn cứu người'
Mỗi cuộc gọi từ người dân cầu cứu, bác sĩ của trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM lại vội vã lên đường. Công việc không có ngày nghỉ của họ đã kéo dài 3 tháng qua.
Hành trình 'quay vòng' của một bác sĩ mắc Covid-19
ThS BS. Nguyễn Văn Thành, BV Đại học Y dược TP.HCM, được các đồng nghiệp của anh trân trọng gọi là 'chiến binh' áo trắng. Từ bác sĩ điều trị cho F0 anh trở thành F0, điều trị khỏi anh Thành xin ở lại tiếp tục chăm sóc bệnh nhân
Tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 – 18 tuổi, chuyên gia nói gì?
Thực tế trẻ em nếu mắc Covid-19 thường bị nhẹ, một số trẻ có bệnh lý nền mới trở nặng nhưng tỷ lệ này rất thấp, trong khi thiếu vắc xin tiêm cho người già, người có bệnh nền thì cân nhắc tiêm vắc xin cho lứa tuổi này.
K.Chi