Hành trình 'quay vòng' của một bác sĩ mắc Covid-19
ThS BS. Nguyễn Văn Thành, BV Đại học Y dược TP.HCM, được các đồng nghiệp của anh trân trọng gọi là 'chiến binh' áo trắng. Từ bác sĩ điều trị cho F0 anh trở thành F0, điều trị khỏi anh Thành xin ở lại tiếp tục chăm sóc bệnh nhân
Bác sĩ mổ heo hàng tuần “nuôi quân” đi chống dịch
BS Trần Văn Dương – huyện Bình Chánh, TP.HCM là cái tên thân thuộc của rất nhiều F0 trong nhóm Giúp nhau mùa dịch – Hỗ trợ y tế. Chỉ cần có người nhờ hỗ trợ, bác sĩ Dương và đồng nghiệp của anh nhanh chóng có mặt.
BS Thành chia sẻ, ngày 11/7, anh và các đồng nghiệp vào hỗ trợ cho BV Dã chiến số 6. Là bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ Thành được giao quản lý khối lâm sàng A2. Công việc của anh hàng ngày là tổng hợp, thống kê và báo cáo liên quan đến khối lâm sàng A2: số lượng F0 đang điều trị, số lượng F0 mới nhập, số giường trống, số F0 xuất viện - chuyển viện trong 24 giờ. Ngoàira, anh Thành còn phải nắm rõ tình hình hoạt động chung của khối lâm sàng A2 (nhân sự, vật tư), những khó khăn liên quan đến công việc, sinh hoạt. Sau đó đề xuất các giải pháp để giải quyết…
Các công việc tưởng chừng như không tên nhưng các đồng nghiệp đều nhìn ra đó là công việc vô cùng vất vả. Phải là người có tư duy tổ chức mới có thể thực hiện được.
BS Thành luôn nghĩ cho đồng nghiệp, hết 4 tuần nhân viên được về nghỉ thì bác sĩ Thành xin ở lại hỗ trợ các đồng nghiệp không may nhiễm Covid-19. Đến ngày bác sĩ Thành chuẩn bị được về nhà thì test nhanh Covid-19 lại cho kết quả dương tính.
Bản thân bác sĩ Thành là người có kinh nghiệm về kiểm soát nhiễm khuẩn, quy trình quản lý chống nhiễm khuẩn cũng được anh áp dụng cho chính mình. Khi biết mình dương tính, ngay lập tức anh Thành tự hỏi nguồn lây từ đâu? Liệu có lây nhiễm cho đồng nghiệp hay không?
Cố gắng “lọc” F1 để xét nghiệm, chỉ đến khi các đồng nghiệp âm tính bác sĩ mới thở phào. Khi trở thành bệnh nhân, bác sĩ Thành cũng bị Covid-19 'hành', toàn thân mệt mỏi, đau nhức xương khớp, nhức đầu, chảy nước mũi, ăn uống không ngon.
BS Thành trong 1 lần lấy mẫu định kỳ tại BV dã chiến số 6. |
Vì là bác sĩ nên anh tự theo dõi sức khoẻ cho mình hàng,ntừ chỉ số SpO2, nhịp tim, mạch, huyết áp, các dấu hiệu ho, sốt, khó thở anh đều cập nhật cho các đồng nghiệp của mình. Từ khi trở thành F0, anh Thành vẫn bình tĩnh, cố gắng tập trung tinh thần vui vẻ để vượt qua bệnh tật, có lúc anh thoáng lo cho con vì con anh còn bé. Nhưng rồi, những tin nhắn động viên tới tấp từ gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khiến anh vững tâm hơn.
Các triệu chứng diễn biến của bệnh cũng giống như nhiều người khác, qua 1 tuần thì khoẻ lại bình thường. BS Thành cho biết mình may mắn nằm trong nhóm 80% bệnh nhân nhẹ. Đến ngày 20/8 anh vui mừng nhận kết quả âm tính. Tuy vẫn đang cách ly và ngay cả trong thời gian chữa bệnh, bác sĩ Thành vẫn tham gia các cuộc họp trực tuyến với đồng nghiệp nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất, để công tác điều trị đạt hiệu quả cao nhất và bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế, giảm tối đa việc “mất” lực lượng.
Ngay khi hoàn thành cách ly, anh Thành xin ở lại bệnh viện để cùng với các đồng nghiệp làm nốt những việc còn dang dở.
ThS BS. Nguyễn Văn Thành (thứ 2 bên trái qua) trong một lần đi nhận đồ bảo hộ được tài trợ. |
ThS BS. Phạm Công Khánh – Khoa Nội soi Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Dã chiến số 6, rất xúc động về người đồng nghiệp của mình.
Anh chi sẻ, là người đồng hành cùng bác sĩ Thành khi tới BV dã chiến số 6, hai người được xem là đàn anh, “có chức” trong nhóm đi hỗ trợ nên được “đặc quyền” chỉ định những chỗ ở tốt cho đàn em. Chỗ ngủ của hai người là hai chiếc ghế xếp được đặt ở phòng khách gần lối ra vào nhưng bác sĩ Thành luôn cảm thấy vui vẻ.
Trong ăn uống, bác sĩ Thành luôn khiến đồng nghiệp bất ngờ hơn khi chưa bao giờ bỏ thừa đồ ăn dù đôi lúc bác sĩ Khánh khuyên khi thấy những đồ ăn không còn đảm bảo thì nên bỏ. BS Thành chỉ cười xòa và nói: “Không sao đâu anh, em dễ ăn lắm, bỏ đồ ăn uổng lắm”.
Trong công việc, bác sĩ Thành được xem “mát tay” đào tạo các bạn trẻ là những Bác sĩ tình nguyện trẻ đến từ Y học cổ truyền và Sinh viên tình nguyện. Vì vậy, các bạn trẻ này cũng thành thạo công việc nơi “chiến tuyến” không kém gì so với các đàn anh dày dạn kinh nghiệm.
Những hôm thang máy bị hư hay hoạt động không theo quy trình thì cũng chính bác sĩ Thành là người đứng ra giải quyết để mọi hoạt động của toàn khu A2 và A3 (với hơn 2000 người bệnh do nhóm từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phụ trách) được diễn ra thuận lợi.
Vào những ngày cuối cùng, mọi người đang háo hức được về khi kết thức thời gian công tác thì bác sĩ Thành lại nói với đồng nghiệp rằng mình sẽ ở lại.
“Tôi rất bất ngờ và hỏi “Sao vậy em?”, Thành nói “Em ở lại để chăm sóc những đồng nghiệp không may bị nhiễm trong quá trình công tác” - BS Khánh cảm động chia sẻ.
F0 huyết áp cao, thừa cân tiết lộ hành trình 'từ cõi chết trở về'
"Không có gì sướng hơn được tắm nước nóng, ăn cơm canh nóng sực, và gia đình đoàn tụ", đó là những chia sẻ của Phạm Vũ T. (Quận 8, TP HCM) người vừa trở về “từ cõi chết”.
Bác sĩ 115 TP.HCM 3 tháng không ngày nghỉ với các cuộc gọi 'làm ơn cứu người'
Mỗi cuộc gọi từ người dân cầu cứu, bác sĩ của trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM lại vội vã lên đường. Công việc không có ngày nghỉ của họ đã kéo dài 3 tháng qua.
K.Chi