Bác sĩ mổ heo hàng tuần 'nuôi quân' đi chống dịch
BS Trần Văn Dương – huyện Bình Chánh, TP.HCM là cái tên thân thuộc của rất nhiều F0 trong nhóm Giúp nhau mùa dịch – Hỗ trợ y tế. Chỉ cần có người nhờ hỗ trợ, bác sĩ Dương và đồng nghiệp của anh nhanh chóng có mặt.
Hành trình 'quay vòng' của một bác sĩ mắc Covid-19
ThS BS. Nguyễn Văn Thành, BV Đại học Y dược TP.HCM, được các đồng nghiệp của anh trân trọng gọi là 'chiến binh' áo trắng. Từ bác sĩ điều trị cho F0 anh trở thành F0, điều trị khỏi anh Thành xin ở lại tiếp tục chăm sóc bệnh nhân
Nếu ai cũng sợ thì không có người chống dịch
Dù là cơ sở y tế tư nhân nhưng 3 tháng qua bác sĩ Trần Văn Dương, Phòng khám đa khoa Sài Gòn MEDIC và các đồng nghiệp của anh ròng rã trên các cung đường của TP.HCM để hỗ trợ người bệnh.
BS Dương chia sẻ suốt 3 tháng qua, khi dịch ở TP.HCM xảy ra anh đã đóng cửa phòng khám, chuyển hướng nhân viên sang tư vấn khám chữa bệnh online. Sau đó, CDC huyện Bình Chánh quá tải, BS Dương có sẵn xe cứu thương đã tình nguyện hỗ trợ công tác vận chuyển bệnh nhân F0 đến các bệnh viện dã chiến.
Ban đầu nhiều người cũng e ngại nhưng bác sĩ Dương cho rằng ai cũng eo ngại, sợ hãi thì lấy đâu lực lượng ra chống dịch, y tế dù tư nhân hay công lập cũng đều vì sức khoẻ người dân cả.
Đến tháng 7, dịch ngày càng phức tạp hơn thì công việc của những bác sĩ, y tá tình nguyện cũng nhiều hơn. Các nhân sự phòng khám chia nhau ra hết mỗi nơi hỗ trợ 1 mảng. Tư vấn online cho người dân, khi nào người bệnh cần hỗ trợ trực tiếp thì xuống hiện trường, đội xe cứu thương thì luôn luôn có mặt ở những điểm cầu cứu của F0.
Nhóm của BS Dương tham gia hỗ trợ TP HCM trong công tác tiêm vắc xin Covid-19. |
Những ngày đầu, số lượng F0 tìm xe hỗ trợ đi bệnh viện còn ít, dần dần mỗi ngày có hàng chục F0 xin hỗ trợ xe. Vài xe cứu thương được bác sĩ Dương đưa vào sử dụng không thể đáp ứng đủ.
Bác sĩ Dương còn kêu gọi thêm các đồng nghiệp ở chuyên khoa lẻ khác như nhãn khoa, tai mũi họng, da liễu cùng nhau tập hợp thành các “tổ tiêm vắc xin”. Ban đầu, anh dự tính hỗ trợ huyện 2 tổ nhân viên tiêm vắc xin, mỗi tổ khoảng 5 người nhưng sau đó nhu cầu nhân lực tiêm vắc xin để đạt tốc độ tiêm chủng nhanh hơn, bác sĩ Dương đã huy động được 8 tổ với hơn 40 nhân viên y tế.
Mọi người đều thực hiện 3 tại chỗ. Sau khi đi làm sẽ về ăn, ngủ tại phòng khám. Toàn bộ thực phẩm ăn uống đều do bác sĩ Dương lo. Trung bình 5 ngày bác sĩ Dương sẽ mua 1 con heo khoảng 1 tạ để mổ rồi làm thực phẩm cho anh em y bác sĩ dùng trong tuần.
Mọi chi phí vận hành “tổ thiện chiến” đều của cá nhân anh Dương. Một vài bạn bè ủng hộ thêm thực phẩm, đồ ăn thì anh Dương sẽ tranh thủ đi phát cho bà con ở trọ còn khó khăn.
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân khu vực khó khăn, phong toả. |
Nhiều nhân viên có kinh tế khó khăn, họ là chủ lực của gia đình, phòng khám đóng cửa không có kinh phí hoạt động nhưng bác sĩ Dương cố gắng trích nguồn tiền cá nhân mình để hỗ trợ động viên anh em trong hoàn cảnh khó khăn mỗi người từ 150 – 200 nghìn đồng/ngày.
Có những lúc bất lực không giúp được gì
3 tháng qua, bác sĩ Dương cũng chứng kiến đủ câu chuyện vui có, buồn có. Có những đêm 3,4 h sáng còn có bệnh nhân nhờ hỗ trợ. Vậy là mọi người lại lên đường mang oxy, thuốc tới. Ai cũng mong người bệnh được hỗ trợ kịp thời, không có xe ô tô thì bác sĩ chạy xe máy.
Niềm vui của bác sĩ chính là những tin vui thông báo từ người nhà và người bệnh. Có những tối anh em râm ran chia sẻ ca bệnh hôm nay họ đến cứu đã qua nguy kịch. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nỗi buồn không giúp được người bệnh. Có bệnh nhân xe cứu thương đến cố gắng hỗ trợ vào viện nhưng chỉ nửa tiếng sau người bệnh qua đời. Người nhà nhắn tin cảm ơn cùng với thông báo đó cũng khiến bác sĩ thắt lòng, tiếc nuối.
Bác sĩ cũng tự an ủi nhau rằng lúc dịch bệnh và có những giới hạn y khoa không thể vượt qua được nên phải biết chấp nhận. Nếu nhân viên y tế không chấp nhận được thì sẽ rơi vào trạng thái stress, chán nản.
Hỗ trợ oxy cho F0 24/24. |
Một trường hợp ở quận 4, hai mẹ con cùng nhiễm Covid-19, thấy bác sĩ đến, cô gái khóc xin cứu mình vì ba cô và anh trai đã qua đời vì Covid-19. Cô gái ấy chỉ lo mình không qua được thì mẹ cô sẽ sống không nổi. Lời cầu cứu của cô gái xé ruột gan bác sĩ. Điều may mắn, vài ngày sau cô gái đã gửi thông tin cảm ơn.
BS Dương cho rằng F0 nên theo dõi ngay từ khi còn sớm. Nếu kết nối với bác sĩ sớm, được theo dõi sát thì nguy cơ trở nặng cũng được kiểm soát hơn, giảm tỷ lệ tử vong.
Tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 – 18 tuổi, chuyên gia nói gì?
Thực tế trẻ em nếu mắc Covid-19 thường bị nhẹ, một số trẻ có bệnh lý nền mới trở nặng nhưng tỷ lệ này rất thấp, trong khi thiếu vắc xin tiêm cho người già, người có bệnh nền thì cân nhắc tiêm vắc xin cho lứa tuổi này.
Bác sĩ 115 TP.HCM 3 tháng không ngày nghỉ với các cuộc gọi 'làm ơn cứu người'
Mỗi cuộc gọi từ người dân cầu cứu, bác sĩ của trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM lại vội vã lên đường. Công việc không có ngày nghỉ của họ đã kéo dài 3 tháng qua.
Khánh Chi