12 ngày đêm “đất rung, ngói tan, gạch nát” mà đế quốc Mỹ đã gây nên ở miền Bắc Việt Nam năm 1972. Hàng loạt các phi công non trẻ quả cảm của Việt Nam đã xuất kích trên những máy bay thua kém về khả năng kỹ thuật, điều gây ngạc nhiên là họ đã nhanh chóng lập công bắn hạ hàng loạt những chiến đấu cơ hùng mạnh của đế quốc Mỹ, trong đó có cả những "siêu pháo đài bay" B-52.
40 năm nhìn lại quá khứ, trong 12 ngày đêm “đất rung, ngói tan, gạch nát” mà đế quốc Mỹ đã gây nên ở miền Bắc Việt Nam năm 1972. Hà Nội đã bắn hạ những tiêm kích hiện đại và cả "siêu pháo đài bay" B-52 bằng những chiến đấu cơ phản lực như MIG- 17, MIG 21 được điều khiển bởi các phi công non tuổi bay của không quân nhân dân Việt Nam so với các phi công lão luyện của không lực Mỹ.
“Chiến thắng B 52 là một chiến thắng vĩ đại của lịch sử Việt Nam. Với sự dũng cảm, trí tuệ, bản lĩnh và sáng tạo của toàn quân, toàn dân và đặc biệt đóng góp to lớn của lực lượng bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam đã thực hiện đúng lời dạy của Hồ Chủ tịch "Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào".Chiến thắng " Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 đã gây chấn động cả nước Mỹ và lương tri nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới” Thượng tá Nguyễn Văn Minh, phó Giám đốc bảo tàng Phòng không - Không quân chia sẻ. Cùng xem lại những máy bay tiêm kích hào hùng một thủa của không quân nhân Việt Nam:
Chiếc Mic 21 số 5033 là chiếc máy bay tham dự trận không chiến cuối cùng giữa MiG-21 và F-4 vào ngày 27 tháng 12 năm 1972, do phi công Trần Việt điều khiển. Phía Việt Nam ghi nhận ngày hôm đó, chiếc máy bay này đã bắn rơi 3 chiếc F-4 ( tuy nhiên người Mỹ chỉ công nhận hai chiếc rơi).
Máy bay tiêm kích MIG-21 F 96 một trong những máy bay của đoàn 921 anh hùng đơn vị đã bắn rơi 137 máy bay Mỹ. Vào đêm 27/12/1972 dưới sự chỉ huy tài tình của Bộ tư lệnh PK- KQ được bộ đội Ra đa dẫn đường, anh hùng phi công Phạm Tuân đã lái chiếc máy bay MIG-21 số: 5121 bắn hạ siêu pháo đài bay B52 trên vùng trời Sơn La làm cả kíp giặc lái Mỹ bị thiêu cháy
Phần dưới bụng của máy bay MIG-21 được trang bị thêm 1 bình chứa nhiên liệu phụ
Bên cánh máy bay tiêm kích MIG- 21 F96 chứa tên lửa
Máy bay MiG do Liên Xô sản xuất. Các chiến sĩ không quân đoàn Sao Đỏ đã lần lượt thay nhau lái chiếc máy bay này bắn rơi 13 máy bay Mỹ. Trong số họ, nhiều người đã trở thành anh hùng trong Quân đội
Chân dung anh hùng Phạm Tuân, một minh chứng sống cho lịch sử vẻ vang của dân tộc mỗi khi nhắc đến chiến thắng "Điện Biên phủ trên không" năm 1972 (Ảnh chụp lại tại Bảo tàng PK- KQ)
22h33 phút ngày 26/12/1972, tại trận địa Yên Nghĩa, tiểu doàn 79 Trung đoàn tên lửa 257 sư đoàn 361 đã bắn rơi 01 máy bay B52 của giặc Mỹ
Đây chính là chiếc máy bay huấn luyện TRERNER do anh hùng Đinh Tôn bay đầu tiên trên vùng trời nước ta. Với chiếc máy bay này anh hùng Đinh Tôn đã cùng cán bộ, giáo viên trường sỹ quan không quân đào tạo lớp phi công lái máy bay sơ cấp đầu tiên ở trong nước năm 1959
Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 của Trung đoàn 921, sư đoàn không quân 371 do 9 phi công lần lượt điều khiển, đã bắn hạ nhiều máy bay của Mỹ. Hiện máy bay MIG- 21 đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Máy bay trực thăng vận tải MI-6 số: 7609 đã tham gia đắc lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Máy bay vận tải MI-6 đã chuyên chở hàng vạn tấn hàng hóa, khí tài trang thiết bị quân sự phục vụ kịp thời yêu cầu chiến đấu. Đặc biệt trong chiến tranh chiếc MI-6 đã hàng trăm lần cẩu các loại máy bay MIG- 17, MIG- 21, Ra Đa, Pháo cao xạ, sơ tán ra khỏi vùng địch đánh góp phần làm nên chiến thắng 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972
Phần đuôi của chiếc máy bay trực thăng vận tải MI-6
Thượng tá Nguyễn Văn Minh(bên phải mặc quân phục xanh), Phó Giám đốc bảo tàng Phòng không - Không quân giới thiệu về những loại vũ khí của quân và dân Việt Nam dùng trong cuộc chiến đấu làm nên chiến thắng có ý nghĩa lịch sử hào hùng "Điện Biên phủ trên không" 12 ngày đêm năm 1972
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.