Những người phụ nữ nhọc nhằn bới cát tìm chang chang

Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) là xứ biển, nguồn lợi từ biển tạo ra sinh kế cho nhiều người dân. Mưu sinh vất vả bằng nghề bới cát tìm chang chang, mỗi ngày bình quân giúp họ kiếm được 300.000 đồng để trang trải lo cho cuộc sống.

Bới cát tìm con chang chang

Nếu những người đàn ông sức cánh mạnh vai thường ra khơi để đánh bắt thủy hải sản thì các chị em phụ nữ ở nhà cũng có thể tự mưu sinh bên bờ biển bằng nhiều công việc khác nhau như đan lưới, cào khuyết, gánh cá thuê… 

Đào cát bắt chang chang

Điều này không có gì lạ lẫm với những làng chài ven biển trên khắp cả nước chứ không riêng gì ở BR-VT và đương nhiên làng chài ở thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ không là ngoại lệ...

Thế nhưng, mưu sinh bằng cách bới cát để tìm con chang chang bên bờ biển thì có lẽ là một sự khác biệt của những phụ nữ làng chài nơi đây.  

Khi thủy triều xuống, bãi cát mịn dài dần hiện ra, những người phụ nữ sống ven biển thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ lại cắp rổ rá, thau chậu ra bờ biển Phước Hải để tìm bắt chang chang.

Chang chang cùng họ với nghêu, sò, nhưng khác ở chỗ chang chang vỏ mỏng, đường vân có nhiều màu sắc, kích cỡ không lớn lắm. Ruột chang chang có thể chế biến được nhiều món ngon, giàu chất dinh dưỡng.

Chang chang sống ẩn mình dưới lớp cát mịn dọc triền sóng. Để bắt chúng, cách đơn giản nhất là dùng tay bới cát lên, khi những ngón tay chạm vào cái vật trơn trơn, dẹp dẹp chắc rằng đã nắm được một con chang chang.

Và với đặc tính sống theo đàn nên khi đã phát hiện được vài con, chắc chắn khu vực ấy sẽ có nhiều chang chang.

Nghề mưu sinh chang chang vốn vất vả, nắng nhọc, chị Lê Thị Bích Hồng (Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) chia sẻ: “Cào càng sâu thì càng có, cào thấy nó thì mình chụp liền, còn không nó sẽ luồn xuống cát liền luôn. Mình bắt giống như mình canh nó vậy đó, sơ ý là nó luồn xuống cát liền”.

Bới cát tìm bắt chang chang không nguy hiểm như đi biển, nên trẻ em, phụ nữ, người già đều có thể làm được. Ở Phước Hải có rất nhiều phụ nữ đi bắt chang chang, đặc biệt đến khoảng tháng 10 âm lịch - mùa con chang chang lớn, bờ biển nơi đây trở thành bãi bắt chang chang đông nghịt người.

Có kinh nghiệm bắt chang chang nhiều năm, bà Cao Thị Phước, huyện Đất Đỏ tâm sự: Mùa gió bắc mưa phùn lớn, mùa tháng 4 tháng 5 thì chang chang nó hết. Sau đó, nó mưa, nó sanh tiếp. Nước bắt đầu cạn ra thì mình dùng tay cào bắt theo con nước. Có khi cả 100 người đi bắt cùng một lúc.

“Giá mỗi ký chang chang vào khoảng 20 ngàn đồng, ngày nhiều một người có thể bắt được 10 kg… Bắt chang chang vì thế đã trở thành một nghề mưu sinh. Con bự thì bán vài trăm/kg”, bà Phước cho hay.

Chị Nguyễn Thị Hoa (Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) chia sẻ: “Từ bé tôi đi theo mẹ bắt chang chang tới giờ. Là con gái không đi biển được nên ở nhà bắt chang chang. Con nào lớn thì bán, mỗi ngày cũng bán được 100 - 200 đồng, con nhỏ thì về làm thức ăn cho gia đình”

Tuy nhiên, để có thể bắt được nhiều chang chang đòi hỏi sự chịu khó, kiên trì và không ngại phơi mình giữa cái nắng chói chang ở trên đầu, còn dưới thân mình thì ướt đẫm nước.

Chẳng biết nghề bới cát bắt chang chang có từ bao giờ, nhưng đấy đã là hình ảnh quen thuộc ở bờ biển Phước Hải mỗi ngày. Và hình ảnh những người phụ nữ bới cát tìm còn chang chang để mưu sinh nơi đây, càng tô thêm vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó đã đi vào thơ ca của những người phụ nữ Việt Nam.    

Phước Hải là một làng cá lâu đời của huyện Đất Đỏ, có diện tích tự nhiên 1.655,58 ha và hơn 20.000, nhân khẩu. Hiện nay có đến 2/3 dân số của xã làm nghề đánh bắt, chế biến hải sản và có đội tàu khoảng 560 chiếc, với tổng công suất 36.000CV, khai thác khoảng 7.000 tấn hải sản mỗi năm.
Cá khô và nước mắm là hai sản phẩm nổi tiếng của Phước Hải.
Uyên Châu

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !