Những người lính nơi đầu sóng

Đảo Phú Quốc có diện tích 589 km2, trong đó 23km2 thủ phủ của huyện đảo là thị trấn Dương Đông. Với diện tích như vậy, lực lượng biên phòng được chia thành 5 đồn. Các đồn là “trụ cột” của dân đảo.
Những người lính nơi đầu sóng - ảnh 1

 Người canh đảo

Đại úy Danh Tâm, Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đôn là người huyện Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang ra đảo làm nhiệm vụ được hơn 1 năm nay. Anh thạo vùng đất này từ lúc còn chưa vào lính, qua những lần theo tàu cá. Mong muốn trở thành người lính canh đảo từ khi còn ở trường Trung học, sau khi tốt nghiệp Học viện Biên phòng, Tâm xin về quê hương Kiên Giang làm nhiệm vụ rồi làm đơn xin được ra Phú Quốc. 

Những người lính nơi đầu sóng - ảnh 1


Ở biên giới cực Nam của Tổ quốc, hoa sim lại mang sắc tím đậm hơn. Thiếu tá Trần Thanh Xuyên, cán bộ nghiệp vụ của Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông  kể, anh từng công tác lâu năm trên biên giới phía Bắc của Tổ quốc, nơi hoa sim cũng bạt ngàn, đẹp và giản dị. Nay trở về làm nhiệm vụ tại Phú Quốc, gặp lại hoa sim giữa sóng biển mênh mông. Và trong câu chuyện người lính triết lý, ở nơi nào có người lính biên phòng là nơi ấy có màu tím hoa sim. Người ta bảo, hoa sim mọc ở Phú Quốc luôn tím đẫm, thân cây lớn và thế mọc nom vững chãi. Cũng giống như những người lính quân hàm xanh làm nhiệm vụ nơi đầu sóng gió, ai cũng vững chãi chẳng khác nào ngư dân thực thụ. 

Đảo Phú Quốc có diện tích 589 km2, trong đó 23km2 thủ phủ của huyện đảo là thị trấn Dương Đông. Với diện tích như vậy, lực lượng biên phòng được chia thành 5 đồn. Các đồn là “trụ cột” của gia đình lớn trên đảo. Vì thế, từ việc nhỏ trong sinh hoạt đời thường đến việc đứng trước những con sóng giữ khi có bão biển làm nhiệm vụ đều đến tay các anh. Đại úy Nguyễn Hữu Việt, Đồn phó Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông kể, mấy năm nay bão không xuất hiện, anh em bớt vất vả. Trước đây, nhiều trận bão, lính biên phòng ngâm mình mấy ngày đi cứu tàu thuyền của ngư dân gặp nạn là hết sức bình thường. Ở Phú Quốc nắng quanh năm, nên da lính biên phòng cũng cháy nắng quanh năm. Nhìn những lớp da bong như rắn lột vảy trên cánh tay của các anh, tôi hiểu được phần nào công việc mà các anh đang làm ở nơi đây. 

Trong 5 đồn biên phòng trên đảo Phú Quốc thì Đồn Xà Lực và Rạch Tràm vừa xa trung tâm, vừa khó khăn. Còn đồn An Thới thì gần nơi có đông khách quốc tế ra vào. Đồn biên phòng Dương Đông mới được đầu tư xây dựng theo mô hình quy chuẩn chung của toàn lực lượng bộ đội biên phòng nên khang trang, rộng rãi. Hàng ngày, ngoài công tác huấn luyện theo quy định, những người lính biên phòng còn sẵn sàng phục vụ khách du lịch. Cảng tàu gần đồn Dương Đông nhất. Đây là nơi đi và đến theo đường biển từ đất liền huyện Hà Tiên. Chính vì vậy, lực lượng biên phòng phải gác, kiểm soát từ khi tàu chạy cho đến khi tàu ngừng hoạt động. Đại úy Nguyễn Hữu Việt kể lính ở đây, ngoài việc giữ gìn biên giới, biển đảo còn có cả nhiệm vụ… làm hướng dẫn viên. 

Dinh Cậu và “mắt” biển 

Nằm cách thị trấn Dương Đông 200m về phía Tây đảo, “đứng” trên một ghềnh đá quay mặt ra biển, ở cửa sông Dương Đông, chẳng ai biết chính xác Dinh Cậu có từ năm nào. Có nguồn tư liệu cho rằng chốn thiêng này hình thành từ thế kỷ 17. Chúng tôi đến Dinh Cậu đúng lúc hoàng hôn chạm mặt biển. Theo kinh nghiệm của ngư dân, đây là lúc muôn loài dưới đại dương quy tụ một điểm duy nhất tại điểm tụ ánh hoàng hôn ấy. Ánh sáng chiều như bộ màu đa sắc, tạc cho ngọn hải đăng bên Dinh Cậu thêm kỳ ảo. Bao giờ cũng vậy, đúng giờ ấy lại có thuyền chở du khách ra khỏi Phú Quốc để thả mình trong những đêm trắng nơi đảo nhỏ hoang sơ ngoài biển xa. 

Câu chuyện sớm ban mai toàn Dinh Cậu được dát “vàng” làm ai cũng háo hức. Đúng 5 giờ sáng, tôi và nghệ sỹ nhiếp ảnh Xuân Chính làm việc tại Đài truyền hình Hà Nội phóng xe ra chiêm ngưỡng sự kỳ thú của thiên nhiên. Chờ đợi từng tia sáng mặt trời chiếu rọi xuyên qua những “mái tóc” dừa, rồi đến khi soi chính diện Dinh Cậu. Mọi thứ trở nên lung linh. Theo kinh nghiệm của ngư dân, những lúc thời tiết và thiên nhiên như thế, sẽ là ngày đi biển được nhiều tôm cá. “Bao đời nay ngư dân vẫn dựa vào sự phù giúp của vị tiền nhân thờ trong Dinh Cậu để lấy may khi vượt trùng khơi”- ông quản nhang Nguyên Út cho hay. Chúng tôi gõ cửa vào phía trong Dinh Cậu thì ông Út ra hiệu, rồi nói hãy từ từ để ông lên thắp nhang đã. 

Đứng chờ ông Út thực hiện nghi thức tâm linh, chúng tôi tò mò với thân cây cổ thụ trước lối lên bậc đá. Lá rêu quấn quanh, tạo lớp thảm lá khác bọc kín thân cây cổ thụ. Cánh cửa mở ra, chúng tôi nhẹ nhàng bước lên 29 bậc bằng đá. Cũng chính trên lối này, có một miếu Thổ Thần nho nhỏ hướng ra biển. Sân dinh được láng bằng xi măng vào những khe đá hở, tạo thành mặt phẳng và có đặt bàn thờ Ông Thiên. Ông Út cho biết, ông là người mới tiếp quản hương lễ tại đây. Những phiến đá đề thơ, ông Út kể, qua người già truyền lại, đó là những điều tiền nhân khắc lại để nhắc nhở thế hệ sau giữ biển. “Chấn phong bình lượng bảo lương dân. Phong điếu vũ thuận dân an lạc”, giải nghĩa là: “Dinh Cậu như tấm bình phong bảo vệ dân lành, nhờ ơn Cậu mà mưa thuận gió hòa dân cư an lạc”. Đặc biệt, trong chính điện có khánh thờ Chúa ngọc nương nương và khánh thờ tượng hai Cậu là cậu Tài và cậu Quý. Đây là những vị thần bảo vệ ngư dân vùng biển đảo mà người dân đi biển ở Kiên Giang ai cũng biết.Tri ân biển cả.

Trong trống hội Dinh Cậu vào ngày 15-10 âm lịch, ngư dân đảo Phú Quốc hội tụ về đây để tế tạ vị thần của biển. Hàng trăm chiếc thuyền giấy, hàng nghìn loài cá biển làm bằng giấy mang lên Dinh Cậu làm lễ dâng hóa. Người già ở địa phương kể, tục này không biết có từ khi nào nhưng khi đảo có người ở thì đã có cách giữ đảo như thế. Theo tìm hiểu, được biết Dinh Cậu có liên quan đến đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ từ khi mở đất, người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rễ ở vùng đảo rộng lớn này.

Từ việc tâm linh của ngư dân cũng cho thấy tính cộng đồng, tương trợ rất được đề cao ở đây. Ông Út cho biết, trong sự kiện nước láng giềng đặt giàn khoan trái phép trên biển Đông, ngư dân Phú Quốc trở về đây rất đông để nguyện cầu. Họ giữ biển theo cách của họ. Mắt hướng ra biển, họ nguyện một lòng gìn giữ tài sản của tổ tiên để lại…

BT

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !