Những lưu ý khi tích trữ thực phẩm trong mùa dịch để đảm bảo an toàn thực phẩm
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo không nên tích trữ quá nhiều.
Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, người dân TP.HCM đang có xu hướng tích trữ thực phẩm để chuẩn bị đối phó với tình hình dịch bệnh.
Hiện nay, TP.HCM đảm bảo đủ nguồn cung cấp hàng hóa thiết yếu trong thời gian dài. Các cơ quan chuyên môn đã tích cực, khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm bảo đảm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thiết yếu và bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa dịch. Hệ thống các siêu thị đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu luôn dồi dào, đa dạng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ảnh minh họa. |
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân cần lưu ý các vấn đề sau nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch Covid-19:
Khi tìm chọn mua thực phẩm phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn đối với người xung quanh. Chọn thực phẩm tươi, ngon, không bị hư hỏng, không hết hạn sử dụng.
Rau, củ, quả, … khi mua về cần được rửa sạch, chia thành các phần nhỏ (lượng đủ dùng cho 1 bữa ăn) trước khi gói, bọc, bảo quản ở nhiệt độ mát.
Thịt, cá và các sản phẩm động vật khác phải rửa sạch, để ráo nước, bọc kín bảo quản ở nhiệt độ mát khi chờ chế biến trong ngày hoặc bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh nếu để thời gian lâu hơn.
Để riêng các loại thực phẩm khác nhau (như thực phẩm sống và chín) khi bảo quản trong tủ lạnh.
Rã đông thực phẩm bằng cách đặt trong ngăn mát tủ lạnh hoặc dưới vòi nước chảy hoặc bằng lò vi sóng, không để thực phẩm ở nhiệt độ thường trong nhiều giờ.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực bếp, tủ lạnh.
Ngay cả ở các khu vực đang có dịch bùng phát, các sản phẩm thịt vẫn an toàn nếu như được chế biến an toàn và nấu chín kỹ.
Việc mua sắm, tích trữ quá nhiều thực phẩm dẫn đến tình trạng không bảo đảm an toàn khi sử dụng, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Các chuyên gia khuyên, mỗi gia đình nên trữ thực phẩm ở trong tủ lạnh không quá 5 ngày, kể cả các thực phẩm đông đá như là các loại thịt, hải sản…, các loại rau xanh và hoa quả chỉ nên lưu lại ở trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 đến 5 ngày. Cũng cần lưu ý đến nhiệt độ trong tủ lạnh. Nhiệt độ thích hợp ở trong ngăn mát tủ lạnh nên duy trì dưới 4 độ C, còn ngăn đá tủ các bạn nên để dưới -18 độ C. Ngoài ra, thực phẩm chứa quá nhiều trong tủ lạnh cũng làm chóng bị hỏng, mất đi độ tươi ngon và gây mất an toàn khi sử dụng .
Theo TS Lê Thị Hồng Hảo, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia: Mọi loại protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa, …) khi bị vi sinh phân hủy đều sản sinh ra những độc chất có hại, tạo mùi hôi thối như: nitrit, amoniac... Nếu hấp thụ nitrit quá nhiều tại một thời điểm có thể gây ngộ độc cấp tính, nếu hấp thụ hàm lượng nitrit vượt ngưỡng cho phép liên tục, lâu dài có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Do đó, việc tích trữ quá nhiều thực phẩm trong thời gian dài sẽ gây mất an toàn, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
K.Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.