Những đêm "săn cá mập" trên biển Trường Sa

Với những đoạn dây cước dài hàng trăm mét cùng mồi là con mực hay chú cá chuồn tươi rói, nhiều tay câu nghiệp dư đã kéo lên từ lòng biển những con cá nặng hàng chục kg.

Trong chuyến đi thăm và làm việc tại Trường Sa đầu tháng 5/2015, nhiều người trong Đoàn công tác số 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã mang theo dây cước, lưỡi câu để "săn cá mập" tại ở vùng biển này. Tuy không có được "cá mập" như mong muốn nhưng họ đã câu được nhiều loại cá khác, trong đó có những con nặng hàng chục kg.

Khác với câu cá trong đất liền, câu ngoài biển chỉ cần một cuộn cước chứ không cần cần câu. Tuy nhiên dây cước phải lớn, dài hàng trăm mét, vì nơi thả câu thường sâu từ 70 đến 80m, và lưỡi câu cũng "to như ngón chân cái". 

Trong suốt chuyến đi, có những tối con tàu dừng lại gần đảo để chờ sáng hôm sau vào đảo. Những lúc như vậy hàng chục người lại kéo nhau đứng dọc boong tàu và buông câu. Không khí trở nên rất náo nhiệt mỗi khi có cá dính câu.

Infonet xin gửi tới đọc giả một số hình ảnh về các buổi câu cá tại Trường Sa.

Những đêm

Khu vực tàu neo đậu trước khi vào đảo thường là các bãi san hô nên khá nhiều cá, mỗi khi tàu dừng tại những nơi này nhiều thành viên trên tàu lại háo hức ra boong để buông câu.

Những đêm

Ở nơi này, mọi người chỉ cần thả cước xuống gần sát đáy và chờ đợi.

Những đêm
Những đêm

Mồi câu được nhiều người dùng nhất là cá chuồn và mực tươi. Một số người móc thịt lợn và thị gà nhưng những loại này gần như cá "không thèm động đến".

Những đêm
Những đêm

Để bắt những chú cá chuồn khá đơn giản. Các thủy thủ bật một ngọn đèn lớn, soi thẳng xuống biển phía cuối tàu. Thấy có ánh sáng những chú cá này sẽ bơi lại, khi đó mọi người chỉ cần đứng trên boong và vợt.

Những đêm

Một chú cá chuồn bị vớt lên làm mồi câu.

Những đêm

Dù ở đây khá nhiều cá nhưng dường như cái "số sát cá" vẫn luôn đúng. Có người ngồi cả tối vẫn không có cá cắn câu, trong khi có người vẫn giật liên tục dù khoảng cách buông lưỡi rất gần nhau.

Những đêm

Anh Hải - một thủy thủ trên tàu là người rất "sát cá". Chỉ trong một buổi tối anh đã câu được gần 20kg cá các loại.

Những đêm

Đang tiếc nhất là trường hợp của các thành viên đoàn Gia Lai, họ đã kéo lên mặt nước một chú cá đuối nặng hàng chục kg nhưng cuối cùng do chiếc móc sắt bị oải vì cú quẫy mạnh nên chú cá đã thoát ra.

Những đêm
Những đêm
Những đêm
Những đêm

Các loại cá ở đây rất đa dạng, từ cá mú, cá nhồng, cá chình, đến cá ngừ, cá thu bè...

Những đêm
Những đêm

Tất cả "nháo nhào" quanh một cần thủ có cá cắn câu.

Những đêm

Chú cá này quá lớn nên mọi người phải dùng móc để đưa lên.

Những đêm

Trong suốt chuyến đi, "sản phẩm" to nhất đoàn câu được là một chú cá thu bè nặng chừng 20kg. Chú cá này bị kéo lên sau hơn 30p vật lộn trong làn nước đen thẫm của biển đêm.

Những đêm

Sau khi câu lên những chú cá lớn bất đắc dĩ phải trở thành "diễn viên" để mọi người chụp hình.

Những đêm

Ngay khi đưa lên, các đầu bếp trên tàu sẽ chế biến theo đề nghị của "cần thủ". Đó có thể là hấp, chiên, nướng, ăn sống cùng mù tạt hay đông đá để sang ngày sau.

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !