Những con số biết nói trong cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu

Cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu và Trung Đông đang dần trở thành một bộ phim dài tập chiếu từ ngày này qua ngày khác.

Đầu tiên, đó chỉ là một con thuyền nhỏ lênh đênh trên Địa Trung Hải; sau đó là một cơn sóng người cập bến các bờ biển châu Âu; và đột nhiên hàng nghìn người tị nạn mắc kẹt tại Hungary.

Những con số thay đổi từng ngày, dưới đây là những số liệu mới nhất và mang cái nhìn tổng quát nhất về cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất từ trước đến nay này:

Những con số biết nói trong cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu - ảnh 1

Một người đàn ông cùng con nhỏ đang đứng trên chuyến tàu chở người tị nạn ở Hungary. Nguồn: AP

4,1 triệu: là số người Syria đã rời bỏ đất nước kể từ khi cuộc nội chiến diễn ra năm 2011. Những người dân Syria này là trung tâm của cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu và Trung Đông. Thêm vào đó, khoảng 7,6 triệu người Syria đã phải chuyển khỏi chỗ ở của mình ở quê nhà. Nếu cộng hai nhóm này lại, có nghĩa là hơn một nửa dân số 23 triệu người của Syria đã bỏ đi hoặc bị buộc phải rời khỏi nhà của mình, một con số đặc biệt cao trong số các cuộc chiến tranh từ trước đến nay.

381.000: là số người tị nạn và nhập cư đã tới châu Âu từ trong năm nay, con số lớn hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Trong đó, người Syria chiếm tới hơn một nửa, còn lại là các quốc gia khác bao gồm Iraq, Afghanistan, Libya là các nước chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh, ngoài ra là nhiều nước ở Tây Phi, nơi những người nhập cư buộc phải đi vì các điều kiện kinh tế quá tồi tệ.

Một điều quan trọng cần phải nhớ rằng, tất cả những người tị nạn đến châu Âu trong năm nay mới chỉ chiếm chưa tới 10% tổng số người Syria rời đi trong một vài năm qua. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: vậy tất cả những người tị nạn Syria khác đã đi đâu?

1,9 triệu: là số người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, con số “khủng” nhất cho một trại tập trung tị nạn. Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ là nước đón nhận nhiều người nhập cư hơn tất cả các nước châu Âu cộng lại. Một con số đáng kể khác là 1,1 triệu người tị nạn Syria hiện ở Lebanon, một đất nước chỉ có 4,4 triệu dân.

244.000: là số người nhập cư đã đến Hy Lạp, chiếm 2/3 tổng số người đến châu Âu. Hầu hết những người này đều cập bến Italy. Người tị nạn nhanh chóng di chuyển qua Hy Lạp, chỉ ở lại đây vài ngày. Họ đều biết rằng Hy Lạp đang phải chịu hậu quả của suy thoái kinh tế, nợ công và không có các nguồn tài chính đủ để giúp người nhập cư giải quyết vấn đề về lâu dài.

Những con số biết nói trong cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu - ảnh 2

Số người tị nạn Syria tính đến hết tháng 8/2015. Nguồn: NPR

98.783: là con số đơn xin tị nạn tại Đức tính cho đến nay, và nó vẫn chưa dừng lại. Đức là nước sẵn sàng chào đón người xin nhập cư hơn bất kỳ nước nào ở châu Âu và cho biết có thể cấp đơn cho 500.000 người mỗi năm.

Giống như các nước châu Âu khác, Đức có tỷ lệ sinh rất thấp và có một lực lượng dân số già. Một số nơi ở đây đang thiếu hụt nguồn lao động và các quan chức nước này cho rằng người nhập cư là một giải pháp cho các thách thức địa chính trị này của Đức.

2.800: là con số người tị nạn và nhập cư đã thiệt mạng trên biển Địa Trung Hải khi cố tới châu Âu trong năm nay.

Gần 1.000: là số người tị nạn Syria mà Mỹ tiếp nhận kể từ khi cuộc chiến tại đây nổ ra. Mới đây Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố nước này có thể tiếp nhận thêm 8.000 người Syria trong năm sau. Washington là nước dẫn đầu trong các hoạt động nhân đạo đối với Syria, cung cấp 4 tỷ USD trong những năm qua, tuy nhiên lại từ chối tiếp nhận người xin nhập cư.

0 (hoặc gần bằng 0): là số người Syria được chính thức định cư ở các nước vùng vịnh giàu có , bao gồm Saudi Arab, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Kuwait và Bahrain. Cả cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Ân xá quốc tế đều cho rằng các nước trên chưa tiếp nhận một người Syria nào, mặc dù có một số báo cáo cho rằng cũng có một vài người đã được phép nhập cư.

Các quốc gia vùng vịnh thì khẳng định có vài trăm nghìn người Syria đang sống tại các nước này. Hầu hết đều đang làm việc tại đây khi cuộc nội chiến xảy ra và họ ở lại đây bằng visa làm việc tạm thời.

Những con số cụ thể:

4,1 triệu người Syria đã đến các quốc gia láng giềng như: Thổ Nhĩ Kỳ là 1,9 triệu người; Lebanon là 1,1 triệu; Jordan là 629.245; Iraq là 249.463 và Ai Cập là 132.275 người.

Khoảng 349.000 người đã nộp đơn xin tị nạn tại các nước châu Âu, gồm: Đức là 98.783; Thụy Điển là 64.685; Serbia và Kosovo là 49.446; Hungary là 18.777; Áo là 18.647; Bulgaria là 15.197; Hà Lan là 14.137 và Đan Mạch 11.296 đơn.

Nội dung được tham khảo từ nguồn tin NPR, đây là kênh phát thanh của Mỹ có trụ sở tại thủ đô Washington D.C. NPR đã có lịch sử 44 lên sóng radio Mỹ, ngoài ra kênh này còn hợp tác với nhiều kênh thông tin trực tuyến khác và có mức độ phủ sóng rộng lớn.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !