Những bức bích họa cứu “Làng Cầu Vồng” ở Đài Loan khỏi bị xoá xổ!
Cô hướng dẫn viên của Công ty du lịch Hàng Tường (Đài Trung), đối tác của Công ty TNHH du lịch Duy Nhất Đông Dương (Đà Nẵng) tại Đài Loan kể, cụ ông Huang Yung-Fu nay đã 90 tuổi nên thường chỉ ngồi nhà xem con cháu đón tiếp khách làm vui chớ ít khi đi đâu. Ấy vậy mà khi chúng tôi đến, cụ lại vừa đi có việc.
Làng Cầu Vồngẩn mình giữa TP hoa lệ Đài Trung (Ảnh: HC) |
Thoáng một chút tiếc nuối, nhưng rồi chúng tôi cũng nhanh chóng bị cuốn hút theo những hình ảnh sinh động, trẻ trung, những sắc màu rực rỡ cùng không khí nhộn nhịp của du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm “Làng Cầu Vồng” (Rainbow Village) nằm ẩn mình giữa TP hoa lệ Đài Trung.
Ngôi làng này vốn có tên là làng Caihongjuan, ban đầu được xây dựng làm nơi cư ngụ tạm thời của những người lính vào những năm 40, 50 của thế kỷ trước. Tuy nhiên sau khi kết thúc chiến tranh, nhiều người lính đã chọn chốn này làm nơi an cư, lập nghiệp của họ.
Khi chính quyền TP Đài Trung có kế hoạch tái phát triển khu vực này, một số cựu quân nhân đã di cư đi nơi khác, khu làng chỉ còn lại vỏn vẹn 11 hội dân khiến nơi đây trở nên hoang vắng, buồn tẻ. Thấy vậy, cụ ông Huang Yung-Fu (một cựu quân nhân sống trong làng) nảy ra mong muốn ngôi làng mang một sắc màu tươi trẻ để khích lệ tinh thần của bản thân và những người còn ở lại.
Sơ đồ Làng Cầu Vồng |
Cụ Huang Yung-Fu là người đi đầu đưa ra ý tưởng và thực hiện những bức vẽ tại làng Caihongjuan, rồi dần dà đã cuốn hút sự tham gia của các hộ dân còn lại trong làng. Họ tô vẽ cho những bức tường của ngôi làng bằng những bức tranh và hình ảnh mô phỏng theo những tác phẩm nổi tiếng. Họ vẽ ở bất cứ nơi đâu có thể, từ bức tường của những căn nhà đến bờ rào quanh ngôi làng, ngay cả dưới đường cũng có những bức tranh được vẽ đầy sắc màu.
Hàng ngày, cứ vào một khung giờ nhất định, cụ ông Huang Yung-Fu lại đi tô vẽ lại chăm sóc cho những bức tranh của làng Caihongjuan không bị xuống màu. Tuy nhiên, ngôi làng này vẫn phải chịu rất nhiều sức ép từ các công ty cũng như chính quyền địa phương muốn giải tỏa nó để xây dựng những khu đô thị, nhà cao tầng mới.
Nhận thấy nhiệm vụ cần bảo vệ ngôi làng khỏi tác động của cơn lốc hiện đại hóa, một nhóm sinh viên đã hành động. Họ kêu gọi sự chung tay của các tổ chức bảo vệ văn hóa và đã thành công trong việc gìn giữ ngôi làng Caihongjuan giờ đây đã được vinh danh là “Làng Cầu Vồng” - một trong những điểm đến thú vị, mỗi năm đón hàng nghìn lượt khách du lịch trên khắp thế giới đến tham quan.
Cụ ông Huang Yung-Fu |
Không chỉ những khách du lịch trẻ tuổi xem đây là điểm check-in không thể thiếu khi đến thăm Đài Loan mà cả những du khách lớn tuổi cũng tìm thấy cho mình giây phút trẻ trung, những bất ngờ choáng ngợp với lối kiến trúc hình ống độc đáo, được xây dựng theo phong cách truyền thống đặc trưng của xứ Đài.
Mặc dù không có tiện nghi hiện đại hay những công trình hoành tráng xa hoa, cũng không phải chốn bồng lai tiên cảnh, nhưng Làng Cầu Vồng đem lại cho du khách thập phương khi đến đây những cảm nhận về những mảng màu sắc của cuộc sống và những con người bình dị chân chất, lạc quan.
Từ bờ rào quanh làng... |
đến lối đi... |
những tảng đá... |
trong những căn phòng |
trên những tường nhà... |
hay quán cafe trong làng đều được tô vẽ những bức tranh sinh động, đầu màu sắc |
Du khách đến tham quan nơi làm việc của cụ ôngHuang Yung-Fu |
Người đã khởi xướng ý tưởngvà thực hiện những bức vẽ tại làng Caihongjuan |
Để rồi chính những bức tranh đó đã giúp ngôi làng thoát khỏi sự hủy diệt của cơn lốc hiện đại hóa... |
và trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách thập phương khi đến tham quan, du lịch tại Đài Trung |
Du khách mua hàng lưu niệm của Làng Cầu Vồng... |
ngồi nghỉ mát dưới bóng cây cổ thụ... |
và nghe những tiếng nhạc du dương của các nghệ sĩ trong làng biểu diễn! |