Những bữa cơm trộn sóng và mồ hôi

Trong hành trình trên Tàu HQ-571 ra thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, chúng tôi đăc biệt ấn tượng về Tổ phục vụ Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân).

Với những người lần đầu đi biển mùa bão gió, thì những bữa cơm giữa đại dương bập bềnh, xen lẫn bọt sóng mang vị mặn mòi của biển và cả những giọt mồ hôi của những người phục vụ… càng làm tăng thêm phần thi vị và khắc sâu kỷ niệm về chuyến đi Trường Sa .

Sau ba ngày lênh đênh trên biển, chúng tôi mới bắt đầu “thích nghi” với sóng biển. Cũng từ lúc đó, chúng tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả của những “anh nuôi” trên tàu HQ-571. Đáng nhớ nhất là chiều 23-12, cán bộ, chiến sĩ Đảo Đá Lát gửi tặng Đoàn công tác một số cá Bò sừng giúp cải thiện bữa chiều. Mặc dù, tàu đã được neo gần đảo, khuất gió, nhưng vì sóng quá lớn nên tàu vẫn nghiêng ngả, chòng chành. Để nấu chín 8 con cá Bò sừng (khoảng 16 kg), tổ phục vụ đã rất vất vả cả giờ đồng hồ.

Những bữa cơm trộn sóng và mồ hôi - ảnh 1
Nấu ăn trong điều kiện sóng to, gió lớn không khác gì… ra "chiến trường".

Để “hoàn thành nhiệm vụ” trên, Trung úy QNCN Hoàng Như Thảo phải giữ xoong luộc, Trung úy QNCN Nguyễn Văn Tự giữ bếp gas, Đại úy QNCN Vũ Xuân Thuân lật cá. Cứ như vậy, các anh vật lộn hơn 40 phút từ lúc đun tới khi cá chín. Mặc cho sóng lớn, mồ hôi nhễ nhại, cái nóng hầm hập của buồng nấu, của lửa, nhưng các anh vẫn không buông tay khỏi bếp và xoong nấu... Chứng kiến hình ảnh đó, chúng tôi mới thấu hết cái khó, cái khổ của cán bộ, chiến sĩ trong Tổ phục vụ Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân. Suốt chặng hành trình dài, tàu HQ-571 phải liên tục đối mặt với những con sóng cấp 7, cấp 8 làm tổ phục vụ trên tàu không biết bao nhiêu lần phải “nấu đi, nấu lại” nồi cơm hoặc một món ăn bị đổ do sóng. Đảm bảo chế độ phục vụ bộ đội, các anh phải dậy sớm lúc 3 giờ 30 sáng hằng ngày rồi tất bật tới tận tối khuya.

Xuống thăm khu nấu ăn, thực sự mới thấy được rõ sự khó khăn, vất vả của anh em nuôi quân. Phòng nấu chật chội, chừng hơn chục mét vuông, hơi nóng hầm hập từ khoang máy tỏa ra. Những ngày biển động, việc nấu ăn càng thêm phần gian nan, vất vả, có khi còn không thể thực hiện được và tổ phục vụ đã “linh động” bằng… cháo để đảm bảo bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ. Trên tàu khó nhất là việc nấu cơm! Mặc dù nấu nồi điện, nhưng cơm rất dễ sống do tàu nghiêng ngả làm nồi bị xê dịch hoặc tuột ổ cắm điện. Trong điều kiện như vậy, nhưng ngày nào 11 cán bộ, chiến sĩ trong tổ phục vụ cũng đảm bảo 45 mâm cơm 6 suất cho 3 bữa ăn (khoảng gần 300 người). Hai ngày đầu khi tàu bắt đầu cuộc hành trình, bộ đội bị say sóng nhiều không thể ăn, uống gì, nỗi buồn hiện rõ trên gương mặt anh Thuân. Anh trăn trở:

- Nấu được bữa cơm rất vất cũng chỉ mong anh em ăn ngon, vì sức khỏe của bộ đội, ấy vậy mà các anh không ăn được nên tôi và anh em trong tổ cũng thấy lo lắng, thấy buồn.

Với những chuyến công tác đông người như lần này, do trên tàu HQ-571 không có lực lượng nuôi quân chuyên trách, nên đơn vị phải sử dụng nhân viên kiêm nhiệm. Sau chuyến đi, anh em lại trở về huấn luyện, làm việc theo chuyên môn của mình được phân công. Do đó, để bảo đảm ăn uống cho chuyến đi ra Trường Sa, nhân viên nuôi quân kiêm nhiệm được lựa chọn là các QNCN, chịu được sóng gió biển, khỏe mạnh, có kinh nghiệm làm việc trên biển dài ngày. Trước khi tàu xuất phát, các anh được huấn luyện cơ bản về công tác nuôi quân trên tàu, sử dụng thành thạo các trang bị, bếp nấu ăn trên tàu cũng như về kỹ thật nấu món ăn ngon.

Theo nhận xét của đồng chí Nguyễn Quốc Hoàng, phóng viên Truyền hình Quân đội: Công việc của tổ phục vụ vô cùng vất vả, nhưng sau giờ phục vụ các anh lại ân cần thăm hỏi về chất lượng bữa ăn. Tối đến, khi tàu neo đậu, các anh lại tổ chức tăng gia để nâng cao chất lượng cuộc sống bộ đội trên tàu.

Trong những ngày đến với các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, chúng tôi được thưởng thức các món ăn ngon không kém gì đất liền từ: Cá sốt, thịt lợn quay, thịt kho tàu, cá rán, bò xào sả ớt, thịt gà rang đến canh cua, canh bầu nấu tôm… Dư vị đậm đà của những bữa ăn trên con tàu Trường Sa HQ 571 sẽ mãi đọng lại trong mỗi thành viên trong chuyến công tác lần này.

Bài và ảnh: TẤN TUÂN-TUẤN SƠN/ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !