Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571

Có 17 chiến sỹ, nhưng họ phải phục vụ cho gần 250 người, với 4 bữa một ngày, 4 món một bữa, và các món không được lặp lại. Vậy nhưng họ vẫn tươi cười và luôn cho rằng đó là nhiệm vụ của mình.

Trong chuyến ra thăm quần đảo Trường Sa vào đầu tháng 5 vừa qua, một trong những ấn tượng sâu đậm nhất đối với những hành khách trên tàu Trường Sa 571 là sự tận tụy, "chịu thương chịu khó" của những người lính hậu cần.

Tưởng rằng nấu ăn là việc đơn giản, nhưng có cùng họ làm một bữa cơm mới thấy hết cái vất vả của công việc mà đa số những người đàn ông trên đất liền không mấy khi phải "đụng tay".

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 1

Một anh nuôi quần quật với những xoong đồ ăn lớn trong khoang bếp của con tàu.

Trong chuyến đi ra Trường ra khi đó, tổ hậu cần có 17 người, nhưng họ phải phục vụ cho gần 250 người, với 4 bữa một ngày, 4 món một bữa, và ngày hôm sau phải hạn chế tối đa việc lặp lại các món hôm trước. Tưởng rằng đơn giản nhưng trong điều kiện đồ ăn lưu trữ có hạn thì việc này khá "đau đầu".

Chính vì thế nên gần như trọn một ngày họ phải quay như chong chóng với các công việc bếp núc, bát đĩa. Suốt chuyến đi 10 ngày họ luôn là những người thức đầu tiên và đi ngủ cuối cùng của con tàu.

Ngày làm việc của họ nhiều khi bắt đầu từ 3h, bằng việc lấy thực phẩm, rau cỏ để chuẩn bị đồ ăn cho bữa sáng vào lúc 6h. Sau bữa sáng họ lại lao vào rửa bát, đĩa, rồi lại bắt tay vào bữa trưa để có cơm dọn lên lúc 11h. Sau khi nghỉ trưa được một chút, cả tổ tiếp tục chuẩn bị cho bữa chiều lúc 5h30', và công việc của họ chỉ kết thúc khi dọn dẹp bữa khuya vào lúc 10h.

Do tàu không có đủ phòng ăn tập trung nên họ phải mang đồ ăn tới từng phòng (từ 6 đến 8 người) và sau đó dọn về nhà bếp, chính vì vậy nên công việc của họ thêm nặng nề. Nhìn dáng những chàng trai trẻ măng, trán lấm tấm mồ hôi bước đi thoăn thoắt với những tô cơm, canh trên tay, nhiều người trong đoàn đã rớt nước mắt vì thương cảm.

Dù mọi người đều thấy được sự vất vả của họ trong suốt cuộc hành trình, nhưng đối với họ chuyến đi này lại là "sướng nhất", bởi trong 10 ngày lênh đênh biển đều rất êm và thời tiết cực kỳ thuận lợi.

Khi được hỏi cảm giác làm việc vào những ngày sóng lớn, họ chỉ mỉm cười cho biết: "Anh cứ nhân công việc thường ngày của bọn em gấp 3, vì khi ấy bọn em cũng say, và người say ít thì làm việc thay cho những người "nằm bẹp"".

Không những vất vả hơn mà "tiêu chuẩn" của họ cũng không được như những vị khách đi tàu. Thay vì được ở trong những phòng máy lạnh thì họ phải nằm ngủ ngay tại phòng ăn nóng nực, một số khác thì chọn cách mắc võng và trải chiếu ngủ dọc theo lan can tàu.

Vất vả vậy nhưng họ chưa bao giờ tỏ ra khó chịu mà luôn vui vẻ, thậm chí còn mong mọi người thông cảm vì biết rằng không thể đáp ứng khẩu vị của những con người đến từ khắp đất nước. "Cho đi" rất nhiều, nhưng cái họ mong được nhận lại nhất là sự hài lòng của những vị khách trên tàu, và những tô cơm, canh "sạch bách" sau mỗi bữa ăn.

Xin gửi tới bạn đọc nhưng hình ảnh của các "anh nuôi" trên tàu Trường Sa 571.

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 2

Nấu ăn cho nhiều người, đặc biệt là ở trên tàu là công việc cần rất nhiều sức lực, và có lẽ chỉ những người đàn ông mới đảm đương nổi.

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 3
Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 4

Mọi người làm việc rất cẩn trọng, và tất nhiên không khí lúc nào cũng vui vẻ bởi những tiếng cười đùa.

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 5
Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 6

Những bàn tay nam giới "múa" trên dao thớt không thua gì các chị em.

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 7
Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 8
Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 9

Không khí trở lên sôi động "lạ thường" khi những cô gái của Đoàn văn công Quân khu 3 xuống giúp nhà bếp.

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 10
Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 11

Những giọt mồ hôi lăn đầy trên trán người đầu bếp.

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 12
Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 13
Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 14

Bát đũa được lau khô và sắp xếp gọn gàng theo tiêu chuẩn trước khi mang xuống các phòng.

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 15

Các vị khách trong đoàn xuống giúp nhà bếp rửa bát đĩa.

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 16

Sau giờ làm, họ có chút ít thời gian để xem ti vi trước khi đi ngủ cùng các vị khách trên tàu.

Những anh nuôi tận tụy trên tàu Trường Sa 571 - ảnh 17

Một anh nuôi nằm ngủ trên chiếc võng mắc ngoài lan can tàu sau những giờ làm việc.

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !