Trẻ em mắc Covid-19 có cần tiêm vắc xin?
Những ngày này, số lượng trẻ em mắc Covid-19 tăng vọt, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh cho rằng như thế con đã có miễn dịch và không cần tiêm vắc xin. Vậy, trẻ em mắc Covid-19 có cần tiêm vắc xin hay không?
Trao đổi với phóng viên Infonet, TS. Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho rằng, vắc xin cho trẻ không khác gì người lớn, dù trẻ đã mắc Covid-19 nhưng vẫn cần được tiêm vắc xin phòng bệnh này.
Việc nhiễm tự nhiên, nhất là trên những đối tượng chưa hề tiêm chủng thì miễn dịch không tốt do cơ chế né tránh miễn dịch của virus. Chính vì vậy việc nhiễm hay chưa nhiễm đối với trẻ em thì việc tiêm vắc xin ngay sau đó cũng sẽ tạo ra miễn dịch tốt hơn cho cơ thể để phòng tránh những đợt tái nhiễm sau này.
“Nếu đã tiêm rồi mà lại nhiễm thì miễn dịch tạo ra rất mạnh hoặc nhiễm rồi mà tiêm bổ sung thì miễn dịch tạo ra cũng rất tốt. Đó là lý do vì sao không cần phân biệt có nhiễm hay không nhiễm trong quá khứ để quyết định việc tiêm phòng ngừa SARS- CoV-2.
Điều này có nghĩa là dù trẻ có mắc hay không mắc vẫn tiêm phòng. Giống như người lớn, nếu trẻ mắc Covid-19 chỉ cần khỏi là có thể tiêm được”, TS Thái cho hay.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ hoàn toàn yên tâm cho con đi tiêm ngay khi có vắc xin.
Cũng liên quan đến tiêm chủng cho trẻ từ 5- 12 tuổi, ngày 1/3, Bộ Y tế đã có quyết định về việc sửa đổi điều 1 Quyết định số 2908 ngày 12/6/2021 phê duyệt có điều kiện vắc xin Pfizer cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trong đó, đối với vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Mỗi liều 0,2ml chứa 10mcg vắc xin mRNA Covid-19 (được bọc trong các hạt nano lipid). Dạng bào chế của vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là hỗn dịch đậm đặc pha tiêm.
Vắc xin được sản xuất bởi Pfizer Manufacturing Belgium NV (Bỉ), BioNTech Manufacturing GmbH (Đức), Pharmacia and Upjohn Company LLC và Hospira Incorporated (Hoa Kỳ).
Sai lầm của bố mẹ khi 'copy' đơn thuốc F0 cho trẻ
Theo BS Nguyễn Thanh Sang, việc trẻ bị nhiễm Covid-19 trong điều kiện số ca mắc tăng cao là hoàn toàn bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng mà dẫn tới các sai lầm không đáng có... 2 sai lầm khi con bị sốt cha mẹ hay mắc phải
Trước đó, ngày 5/2, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 14 về việc mua vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.
Bộ Y tế dự kiến mua 21,9 triệu liều vắc xin để tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi. Bộ Y tế cơ bản đã thực hiện xong thủ tục và Bộ đề nghị cấp chậm nhất là đến 30/4 để Việt Nam đẩy nhanh việc bao phủ vắc xin cho trẻ.
Cũng liên quan đến việc tiêm chủng cho nhóm trẻ từ 5-12 tuổi, TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến nghị Việt Nam nên xem xét thứ tự ưu tiên như sau trong bước tiếp theo của quá trình triển khai tiêm chủng:
1. Hoàn thành tiêm đủ liều cơ bản cho các nhóm ưu tiên cao hơn, tập trung vào các nhóm chưa được tiếp cận.
2. Tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin bổ sung và tiêm nhắc lại cho các nhóm ưu tiên cao hơn.
3. Tiêm vắc xin cho trẻ em và thanh thiếu niên có bệnh nền.
4. Tiêm vắc xin cho trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh.
N. Huyền
Nhiễm chủng Omicron test nhanh lên '2 vạch' là sắp khỏi?
Có triệu chứng rát họng, ho nhưng test nhanh âm tính, đến khi “hai vạch” thì F0 đó nhiễm Covid-19 chủng Omicron và sắp khỏi?
Cựu F0 cũng thành 'bác sĩ'
Nhiều người sau khi nhiễm Covid-19 lại vội vàng xin đơn thuốc từ những người đã mắc Covid-19 trước, thậm chí họ cũng không phân biệt được thuốc nào nên dùng cho mình.
Số F0 tăng phi mã, Hà Nội đã chuẩn bị bao nhiêu giường sẵn sàng đón bệnh nhân?
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội vẫn đang chủ động thu dung bệnh nhân Covid-19. Trong trường hợp số ca nhiễm tăng gấp đôi như hiện nay, thành phố cơ bản vẫn đáp ứng được.