Nhóm nữ sinh hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, cảnh sát cơ động phải can thiệp

Xuất phát từ mâu thuẫn trên Facebook, nhóm nữ sinh trường THPT Lê Quý Đôn (Đắk Lắk) đã gọi nhiều người, hẹn đánh nhau dù địa phương này đang áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 15h ngày 20/8, sau khi nhận tin báo của người dân về việc có một đám đông thanh, thiếu niên tụ tập ở khu đồi thông, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để đánh nhau, Phòng Cảnh sát cơ động đã cử một tổ công tác nhanh chóng đến hiện trường.

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện có 12 thanh, thiếu niên nam, nữ. Trong đó, có 2 nữ sinh đang đánh một em nữ khác. Bên ngoài, có một số thanh, thiếu niên đứng xem và dùng điện thoại quay lại clip.

Ngay sau đó, tổ công tác đã khống chế đưa tất cả về Công an xã Hòa Thắng để làm việc.

Bước đầu, cơ quan công an làm rõ, nhóm thanh thiếu niên nói trên mới chỉ từ 13 đến 19 tuổi. Trong đó, có nhiều em đang là học sinh của các Trường THPT ở TP Buôn Ma Thuột.

Nguyên nhân của vụ việc là do mâu thuẫn trên mạng xã hội Facebook giữa 2 em nữ sinh lớp 11. Đến chiều 20/8, một em đã rủ thêm bạn bè và hẹn em kia ra khu vực đồi thông đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn.

Rất may vụ việc đã được lực lượng ngăn chặn kịp thời và bàn giao cho Công an xã Hòa Thắng để tiếp tục hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

{keywords}
Nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn học được đưa về công an giải quyết

Nói về bạo lực học đường vẫn thường xuyên xảy ra trong thời gian vừa qua, thầy Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hiệp Hội tâm lý giáo dục cho rằng muốn giải quyết căn bản tình trạng bạo lực học đường thì bản thân gia đình và nhà trường phải kết hợp rất tốt trong việc giáo dục học sinh, nhất là học sinh đang ở lứa tuổi nổi loạn.

Ngoài ra, các cơ quan an ninh cần vào cuộc và có biện pháp mạnh với những người có hành vi hành hung, đánh người.

“Cùng với giáo dục tâm lý, chúng ta chỉ có thể ngăn chặn hành vi côn đồ đó bằng luật pháp, bằng chế tài xử phạt mạnh tay như một hình thức răn đe với học sinh. Các chế tài quá nhẹ cũng là một trong số nguyên nhân để bạo lực học đường tiếp tục xảy ra”, thầy Lâm nói.

Theo chuyên gia giáo dục Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội), để giải quyết vấn đề bạo lực học đường nhà trường ngoài việc thông tin cho các em học sinh những kiến thức chung về thực trạng bạo lực học đường hiện nay và cách nhận biết về bạo lực học đường thì cần nhanh chóng xây dựng bộ quy tắc ứng xử về văn hóa học đường và đi vào thực hiện nghiêm túc.

Bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường chính là những quy chuẩn để cán bộ giáo viên và các em học sinh thực hiện quy định chung của nhà trường qua đó góp phần phòng chống bạo lực học đường, nâng cao văn hóa ứng xử trong trường học hiện nay.

Cũng theo cô Nguyễn Phương Anh, để hạn chế tối đa tình trạng bạo lực học đường, giáo viên chủ nhiệm cũng như các chuyên viên tư vấn học đường cũng phải kịp thời phát hiện, phòng ngừa và can thiệp sớm các biểu hiện dẫn đến xung đột học đường, nhất là chia sẻ cùng các em những khó khăn tâm lý trong mối quan hệ, trong đó có quan hệ tình yêu nam nữ.

Cùng với đó, nhằm can thiệp và phòng ngừa những rối nhiễu tâm lý của học sinh, ngành giáo dục cần có chương trình giáo dục sức khoẻ tinh thần cho học sinh trong các nhà trường từ bậc học mầm non.

Bộ phận y tế học đường cần có đội ngũ có năng lực và nghiệp vụ chuyên môn làm công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe tâm lý cho học sinh.

Việc cải tiến chương trình sách giáo khoa theo hướng giảm tải cần được tiến hành song song với việc giảm áp lực, căng thẳng trong học tập của học sinh.

Các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường cần tạo ra những sân chơi sôi nổi, bổ ích nhằm giúp học sinh gần gũi và đoàn kết với nhau hơn, đồng thời tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh.

“Chăm sóc sức khoẻ tinh thần là điều kiện nền tảng quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Có thể khẳng định, việc chăm lo đời sống tinh thần, tâm lý của học sinh là khá phức tạp, đòi hỏi sự tinh tế, kiên trì, khéo léo, sự cố gắng, nỗ lực từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã hội.

Cần nhận thức đầy đủ về tác hại trước mắt và lâu dài của hiện tượng rối nhiễu tâm lý trong học sinh và có biện pháp khắc phục kịp thời bởi đây chính là những chủ nhân thực sự của đất nước trong tương lai”, cô Phương Anh cho hay.

Hoàng Thanh

Sẽ xử lý hiệu trưởng 'bêu tên' học sinh chưa đóng bảo hiểm do vi phạm quy tắc ứng xử

UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo các phòng liên quan hoàn thiện hồ sơ để xử lý thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm do vi phạm Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.

Hiệu trưởng lên tiếng sau vụ nam sinh nhảy từ tầng 3 nghi do bị bạn trêu đùa

Một nam sinh lớp 9 Trường THCS Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhảy từ tầng 3 của trường nghi do bị các bạn trêu đùa, chế giễu khiến dư luận xôn xao.

Tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học có phù hợp văn hóa học đường?

Nhiều người dùng mạng xã hội đang rần rần phản đối chuyện tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học và cho rằng đây là lễ hội phương Tây, hình ảnh rùng rợn không phù hợp văn hóa học đường.

Nhà sàn, trang phục dân tộc vào trong tiết học về truyền thống văn hóa

Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh của Trường Mầm non xã Thành Sơn đã sử dụng những vật dụng có sẵn tại địa phương như tre, luồng để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ và chung tay xây dựng góc học tập truyền thống.

Tranh cãi nảy lửa về việc cấm tổ chức Halloween trong trường học: Chuyên gia nói gì?

Những ngày qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện đề nghị cấm tổ chức Halloween trong trường học vì những hình ảnh mang tính rùng rợn. Quan điểm này ngay lập tức đón nhận nhiều ý kiến đồng tình.

Bạo lực học đường ở Nghệ An: Xử lý nghiêm khắc, giáo dục kịp thời

Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, một số học sinh đã bị bạn đánh hội đồng, gây thương tích. Những vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường ở Nghệ An.

Chuyên gia giáo dục nói gì về xử lý tận gốc bạo lực học đường?

Giáo dục trong gia đình và giáo dục nhà trường, xã hội cần gắn chặt với nhau, giáo dục cho học sinh có ý thức, phát triển nhân cách hài hòa.

Kết luận học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân là 'do bạn đánh'

Qua điều tra, xác minh, cơ quan chức năng kết luận vụ học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân sau khi đi học về là do bị bạn cùng lớp đánh bằng thước kẻ khi kèm học bài.

Nguyên nhân ban đầu vụ 6 nam sinh dùng mũ bảo hiểm đánh bạn ở Đắk Lắk

Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trên mạng xã hội mà 2 nam sinh đã xích mích, xô xát dẫn đến đánh nhau. Sau đó 1 nam sinh gọi thêm 5 bạn khác đến đánh đối phương.

Xây dựng môi trường học đường xanh- sạch- đẹp- thân thiện giữa đại ngàn Tây Bắc

Ai đến thăm Trường Mầm non Tân Lập - điểm chính (tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cũng đều ấn tượng với môi trường học đường "xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện" nơi đây.

Đang cập nhật dữ liệu !