Nhiều tư liệu sách cổ khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

Nhiều tư liệu trong sách lịch sử, địa lý cổ của Việt Nam cũng như chứng cứ của nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây cho thấy từ lâu và liên tục trong mấy trăm năm qua, Nhà nước Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhiều chứng cứ trong sách cổ

Thông tin nêu trên vừa được PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và hàng hải quốc tế, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu khoa học biển và hải đảo, công bố tại Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa năm 2016” diễn ra mới đây ở Kiên Giang.

Nhiều tư liệu sách cổ khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam - ảnh 1

PGS.TS. Nguyễn Bá Diến chia sẻ thông tin về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa tại Hội nghị tập huấn tuyên truyền về biển, đảo ở Kiên Giang.

Hàng loạt chứng cứ cụ thể đã được PGS.TS Nguyễn Bá Diến chỉ rõ: Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.

Hoặc trong Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá, tên chữ là Công đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Nghĩa, xứ Quảng Nam: “giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng”, “Họ Nguyễn  mỗi năm vào tháng cuối mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.

Hoặc trong Phủ biên tạp lục, cuốn sách của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784) viết về lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn (1558 – 1775) khi ông được triều đình bổ nhiệm phục vụ tại miền Nam, chép rõ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngãi: “Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nghĩa, ở ngoài cửa biển có núi  gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm , có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến, phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và hoá vật của tầu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”.

Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ nước Việt Nam vẽ vào khoảng năm 1838, ghi “Hoàng Sa” – “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lý Việt Nam do Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802 – 1845) soạn xong năm 1882 ghi Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Nghĩa. Đoạn nói về hình thể tỉnh Quảng Nghĩa, cuốn sách viết: “Phía Đông có đảo cát - đảo Hoàng Sa - liền với biển làm hào; phía Tây là miền sơn man, có lũy dài vững vàng; phía Nam liền với tỉnh Bình Định, có đèo Bến Đá chặn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới hạn”.

Và sự xác nhận của các nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Bá Diến, nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây trong những thế kỷ trước đều xác nhận Hoàng Sa (Pracel hay Paracel) thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Nhiều tư liệu sách cổ khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam - ảnh 2

Toàn cảnh Hội nghị với sự tham gia của các cán bộ thông tin cơ sở từ 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Một giáo sĩ phương Tây đi trên tàu Amphitrile từ Pháp sang Trung Quốc năm 1701 viết trong một lá thư rằng: “Paracel là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam” .

J.B. Chaigneau, cố vấn của vua Gia Long, năm 1820 đã viết trong phần chú thích bổ sung vào cuốn Hồi Ký về nước Cochinchine : “Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh  … một vài đảo có dân cư không xa bờ biển và quần đảo Paracel do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành…” .

Giám mục J.L. Taberd, trong bài “Ghi chép về địa lý nước Cochinchine” xuất bản năm 1837, cũng mô tả “Pracel hay Paracels” là phần lãnh thổ nước Cochinchine và nói rõ người Cochinchine goi Pracel hay Paracels là “Cát Vàng” . Trong An Nam đại quốc hoạ đồ xuất bản năm 1838, ông đã vẽ một phần của Paracel và ghi “Paracel hay Cát Vàng” (Paracel seu Cát Vàng) ở ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam, vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay .

Trong bài “Địa lý vương quốc Cochinchina  của Gutzlaff, xuất bản năm 1849 có đoạn nói rõ Paracels thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là “Kát Vàng”.

“Từ những tư liệu lịch sử nêu trên, có thể khẳng định, từ lâu nay, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam qua các triều đại cho đến ngày nay là phù hợp với tập quán và pháp luật quốc tế. Mọi âm mưu và hành động xâm phạm chủ quyền không thể bác bỏ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm pháp luật quốc tế”, PGS. TS. Nguyễn Bá Diến nhấn mạnh.

Bình Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !