Nhật Bản sắp sửa lời xin lỗi về chiến tranh

Bộ trưởng giáo dục Nhật Bản cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét lại những tuyên bố của các chính quyền tiền nhiệm trong đó có lời xin lỗi lịch sử năm 1995 về quá khứ chiến tranh của nước này với mục đích không để bác bỏ mà sẽ khiến các tuyên bố có tính “hướng tới tương lai hơn”.

Bất kỳ động thái nào nhằm từ bỏ lời xin lỗi của Nhật Bản năm 1995 do Thủ tướng Nhật lúc đó Tomiichi Murayama đưa ra cũng sẽ chọc giận Trung Quốc và Hàn Quốc, hai quốc gia vẫn còn ghi đậm dấu ấn đau thương từ thời kì là thuộc địa của Nhật. Hiện ông Murayama đang ở Bắc Kinh để giúp giảm nhẹ căng thẳng của cuộc tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật Bản sắp sửa lời xin lỗi về chiến tranh - ảnh 1
Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Hakubun Shimomura.

Hôm qua, Bộ trưởng Giáo dục Nhật cho biết chính phủ nước này cũng sẽ xem xét lại hướng dẫn cho các nhà xuất bản sách giáo khoa đề cập tới các vấn đề nhạy cảm với các nước láng giềng bị quân đội Nhật xâm chiếm và cai trị thời kỳ Chiến tranh thế giới lần II.  

“Chính phủ có một kế hoạch tổng thể nhằm xem xét lại những tuyên bố của các chính phủ tiền nhiệm về vấn đề lịch sử. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ bác bỏ cái cũ và xây dựng cái mới mà nhằm thể hiện những ý tưởng có tính hướng tới tương tai. Ít nhất, đó sẽ không là sự thay đổi khiến Trung Quốc hay Hàn Quốc phải lo ngại. Đó là vấn đề nội bộ của chúng tôi”, ông Shimomura nói.

Thủ tướng Shinzo Abe có một chương trình nghị sự mang tính chất khá bảo thủ, nhắm tới dỡ bỏ nội dung của Hiến pháp về một quốc gia hòa bình và viết lại lịch sử thời kỳ chiến tranh của Nhật Bản theo hướng ít hối lỗi hơn.  

Tuy nhiên, ông và Nội các của mình tỏ ra lo ngại rằng điều đó sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc và Hàn Quốc. Các mối quan hệ vốn đã lung lay vì tranh chấp chủ quyền và lịch sử, hoặc cũng có thể khiến các cử tri Nhật quan tâm nhiều hơn tới vấn đề phục hồi kinh tế cảm thấy khó chịu.

Theo ông Shimomura, một nội dung sẽ được xem xét để sửa là bài phát biểu năm 1993 của Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản khi đó, ông Yohei Kono đã “gây hiểu nhầm”. Trong bài phát biểu của ông Kono năm 1993, Nhật Bản thừa nhận đã ép buộc các phụ nữ châu Á và nước khác làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong thời kỳ chiến tranh.

Khi được hỏi Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Nhật Bản sẽ thực thi các chỉnh sửa nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng: “Nhật Bản nên tỏ thái độ có trách nhiệm khi xét tới vân đề lịch sử và tôn trọng cảm xúc của người dân châu Á. Chúng tôi hi vọng Nhật Bản sẽ coi lịch sử như một tấm gương và theo đuổi con đường phát triển hòa bình”.

Trong chiến dịch tranh cử hồi tháng 12, đảng LDP của ông Abe đã kêu gọi sửa chữa lại sách giáo khoa – nguồn gốc của những mâu thuẫn giữa Nhật Bản với Hàn Quốc và Trung Quốc trong quá khứ.

Kể từ khi lên nắm quyền hồi vào tháng trước, ông Abe, 58 tuổi, đã tập trung vào thúc đẩy nền kinh tế ảm đạm của nước Nhật nhưng cũng nói rõ rằng cải cách giáo dục – mục tiêu lâu dài của giới chính trị gia bảo thủ ở Nhật Bản – là một nội dung then chốt trong chương trình nghị sự của ông.  

Trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2006-2007, ông Abe đã vận động để quốc hội chỉnh sửa lại luật năm 1947 về chính sách giáo dục nhằm nuôi dưỡng “tình yêu đất nước”.

Tuần trước, một ban cố vấn mới gồm 15 thành viên đã bắt đầu thảo luận về các thay đổi trong đó trong đó có những chỉnh sửa đối với một hệ thống được áp dụng sau Chiến tranh thế giới lần II.

Ông Shimomura cho rằng hệ thống giáo dục Nhật Bản đối mặt với một cuộc khủng hoảng, đã được phản ánh qua một bản khảo sát, rằng nhiều học sinh nước này thiếu lòng tự tôn, một vấn đề mà ông cho rằng có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là sự đánh đồng thái quá tất cả các học sinh như nhau bất kể năng lực của các em.

Theo ông, một nguyên nhân then chốt khác là hệ thống giáo dục hậu chiến tranh có lẽ đã “hối lỗi quá nhiều” về quá khứ của Nhật Bản.

“Trong lịch sử, có cả ánh sáng và bóng tôi. Tôi không nói rằng toàn bộ lịch sử của Nhật Bản đều lấp lánh và đúng đắn. Có những vấn đề mà chúng ta phải phản ánh. Nhưng tôi nghĩ rằng cũng cần phải dạy lại con em chúng ta về sự huy hoàng của các phong tục và văn hóa Nhật Bản”, ông Shimomura nói.

LÊ DUNG

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !