Nhật Bản khởi động chiến dịch ‘hồi sinh’ các nhà tắm công cộng đang tàn lụi
Nhật Bản là một quốc gia của những người cuồng nhiệt, những người hướng tới lợi ích của việc ngâm mình lâu trong bồn tắm nước nóng
Nhà tắm truyền thống, được gọi là "sento”, đã là một phần không thể thiếu của các cộng đồng Nhật Bản trong nhiều thế hệ. Tuy nhiên, số nhà tắm công cộng tại Nhật Bản đang giảm sút.
Sự sụt giảm số lượng sento đặc biệt nghiêm trọng ở thủ đô Tokyo, nơi quá trình hiện đại hóa đã thay đổi toàn bộ các khu dân cư khiến cơ sở hạ tầng không còn phù hợp với các nhà tắm.
Sự sụt giảm ngày càng tăng do đại dịch Covid-19 và do chi phí tăng cao.
Trong một nỗ lực để bảo vệ văn hóa sento của thành phố, chính quyền thành phố đã giới thiệu một chương trình phiếu giảm giá để khuyến khích mọi người đến nhà tắm tại địa phương của họ.
Kenta Orihara, giám đốc Bộ phận An toàn và Sinh hoạt của chính quyền thành phố, nói rằng: “Số lượng sento ở Tokyo đang giảm do ít người sử dụng chúng hơn. Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải giúp các nhà khai thác sento vì đây là một phần quan trọng trong di sản và văn hóa của chúng tôi”.
Đại dịch, chi phí gia tăng
Orihara cho biết: “Tình hình trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây vì đại dịch và hiện nay chi phí cho nhiên liệu, điện và mọi thứ khác đang tăng lên, điều này khiến mọi thứ trở nên rất khó khăn cho các nhà khai thác. Chúng tôi muốn giúp họ bảo tồn càng nhiều sento tại Tokyo càng tốt”.
Vào tháng 12/1968, 2.687 nhà tắm công cộng đã được đăng ký với chính quyền ở Tokyo, thành phố lúc bấy giờ chỉ có hơn 22 triệu dân.
Vào tháng 12/2020, Hiệp hội nhà tắm công cộng Tokyo thống kê số lượng sento vào khoảng 500, và đến tháng 4 năm nay, con số đó đã giảm xuống chỉ còn 476. Trong khi đó, dân số Tokyo đã tăng lên 37,3 triệu cư dân.
Orihara nói: “Trước đây, rất ít nhà có phòng tắm riêng nên mọi người thường đến nhà vệ sinh công cộng. Đây cũng là một phần quan trọng của cộng đồng khi trở thành nơi để mọi người gặp gỡ, trò chuyện và tìm hiểu những gì đang diễn ra trong khu phố của họ”.
“Điều đó đã thay đổi giờ đây và tất cả các ngôi nhà trong thành phố đều có phòng tắm riêng, vì vậy không cần phải có không gian tắm chung”, ông Orihara nói thêm.
Để khắc phục tình trạng số lượng người đến phòng tắm ngày càng giảm, thành phố đã khởi động kế hoạch Tokyo 1010 vào tháng 7, cung cấp các phiếu giảm giá Q-code có thể tải xuống để vào cửa miễn phí. Thông thường, một lần đi tắm tại các sento ở Tokyo có giá khoảng 500 yên (3,57 €, 3,47 USD).
Nhiều nhà tắm vẫn giữ được nét cổ xưa, làm bằng gỗ. Nhưng phần lớn được xây dựng hiện đại để đáp ứng được nhiều nhu cầu nhất của khách.
Nam và nữ tắm được tách biệt và nhiệt độ của nước thường được giữ ở mức khoảng 42 độ C. Mặc dù nhiệt độ này có vẻ hơi nóng nhưng Nhật Bản là quốc gia thích tắm và họ nhấn mạnh rằng ngâm mình lâu trong bồn tắm nước nóng rất tốt cho sức khỏe vì nó làm cho các động mạch thư giãn và mở rộng, cải thiện lưu thông máu. Lưu lượng máu tốt hơn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến tất cả các tế bào trong cơ thể và mang đi các chất độc.
Nhiệt cũng làm giảm đau, đồng thời làm ấm cơ thể làm giảm độ nhạy cảm của các dây thần kinh, có thể giúp giảm đau lưng, cứng vai và các cơn đau nhức khác. Hơi ấm cũng làm mềm các dây chằng giàu collagen bao quanh khớp, giúp chúng dẻo dai hơn và giảm đau khớp.
Hiệp hội nhà tắm mới đây đưa ra tuyên bố trên trang web: "Sento trong nhiều thế kỷ là nơi gặp gỡ của những người hàng xóm và các thế hệ khác nhau đến với nhau, giao tiếp trực tiếp hơn và tôn trọng lẫn nhau. Nhiều quốc gia có truyền thống tắm, nhưng có một cái gì đó rất đặc biệt ở người Nhật”.
“Được sự ủng hộ rộng rãi đối với sáng kiến. Chúng tôi dự đoán rằng các thị trấn và thành phố khác trên khắp Nhật Bản có thể giới thiệu các chương trình hỗ trợ tương tự cho khách đến nhà tắm”, thông báo cho hay.
Yoko Tsukamoto, một học giả sống ở thành phố Sapporo, cho biết: “Tôi nghĩ đó là một ý tưởng tuyệt vời vì rõ ràng là đại dịch và giá cả tăng cao đã khiến mọi thứ trở nên khó khăn đối với rất nhiều doanh nghiệp trong vài năm qua”.
Hạ Thảo (lược dịch)