Nhà hàng, quán ăn, gồng mình chống lỗ, cầm cự chờ hết dịch

Sau khi có "lệnh" tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, quán ăn... để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh, các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê đã nhanh chóng chuyển trạng thái để thích nghi với tình hình mới.

{keywords}
Nhà hàng, quán ăn, nhanh chóng chuyển trạng thái, “gồng

Kể từ 12h ngày 25/5/2021, Hà Nội tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh cho đến khi có thông báo mới.

Các dịch vụ phải tạm dừng hoạt động gồm: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu. Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

Ngay lập tức, các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê nhanh chóng chuyển trạng thái để thích nghi với tính hình mới.

Theo khảo sát của PV Infonet, hầu hết các chủ nhà hàng, quán ăn, quán cà phê đều cho biết, họ không cảm thấy bị động bởi đã quen với việc chỉ bán mang về từ những đợt bùng phát dịch trước đó.

Anh Nghĩa Hoàng, chủ nhà hàng đặc sản cá sông có địa chỉ tại KĐT Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, nhà hàng của anh đã quen với việc nhận đặt bàn qua điện thoại hoặc fanpage rồi vận chuyển tận nhà cho khách, nên không cảm thấy bất ngờ trước yêu cầu này và sẵn sàng chuyển trạng thái.

Mặc dù vậy, sự sống còn của các cơ sở dịch vụ ăn uống lại phụ thuộc vào việc khách hàng có sẵn sàng gọi món phục vụ tại nhà hay không.

{keywords}
Đồ ăn của nhà hàng đặc sản cá sông ở Cầu Giấy được chuẩn để ship tận nhà cho khách.

“Thời gian qua các gia đình ưu tiên ăn uống tại nhà nên lâu nay cũng ít có khách đặt hàng. Đa phần các nhà hàng thuộc phân khúc như chúng tôi đều đã đóng cửa từ trước.

Hệ thống nhà hàng của chúng tôi gần như là trụ lại cuối cùng rồi. Do lượng khách thấp nên thời điểm này chúng tôi đã phải rất cố gắng để duy trì mục tiêu lỗ thấp nhất có thể nhằm giữ chân khách quen và đảm bảo cho nhân viên có được thu nhập chút ít”, anh Nghĩa Hoàng chia sẻ.

Cũng theo chủ nhà hàng đặc sản cá sông này, phí thuê mặt bằng và chi phí nhân viên chiếm phần lớn chi phí hoạt động nên không riêng gì nhà hàng của anh mà hầu như nhà hàng nào còn đang trụ lại thì cũng đã gần như không đủ sức nữa, nhất là với tình trạng vừa hoạt động vừa lo đóng cửa chống dịch như hiện nay.

“Nếu tình hình không cải thiện thì chúng tôi chỉ có thể cầm cự được 2-3 tháng nữa. Còn xác định nếu đóng cửa hẳn một tháng để dập dịch thì sau đó còn có cơ hội phục hồi”, anh Nghĩa Hoàng nói.

Đáng chú ý, thời điểm Hà Nội tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trùng vào dịp Phật đản, các cơ sở bán đồ ăn chay cũng tăng cường bán hàng online. 

Tranh thủ thời gian nghỉ làm vì dịch bệnh Covid-19, chị Hoàng Thu Trang, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, cũng bắt tay vào làm và bán online các món chay để phục vụ khách hàng dịp này. Chị Trang cho biết, các món chay do nhà chị tự chế biến được bán với giá phải chăng nên được nhiều khách quen và bạn bè giới thiệu. Cụ thể, phở chay 30.000 đồng/bát, pizza chay 70.000 đồng/chiếc, cốm xào 30.000 đồng/đĩa, ruốc nấm 15.000 đồng/lạng, nem chay 10.000 đồng/chiếc,….

Với các cơ sở kinh doanh đồ uống, việc tạm dừng bán hàng tại chỗ khiến họ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, nhưng đây là quyết định cần phải làm để chung tay cùng Thủ đô chống dịch.                                                                     

Chị Nguyễn Hồng Nhung, chủ một cửa hàng cà phê tại quận Hà Đông cho biết: “Chúng tôi ủng hộ và đồng tình với quyết định này của thành phố. Như thế mới công bằng cho những người bán cà phê cho chúng tôi, bởi hồi tháng 2 thành phố yêu cầu các quán cà phê tạm dừng hoạt động nhưng lại không cấm tụ tập ở các quán nhậu, trong khi nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại các quán nhậu thậm chí còn lớn hơn quán cà phê”.

Nói về khả năng bám trụ lại với thị trường, chị Nhung cho hay việc bán hàng online cũng chỉ là giải pháp tình thế. “Thôi thì được đồng nào hay đồng ấy, chi phí lớn nhất vẫn là thuê mặt bằng. Nếu được hỗ trợ thì sẽ duy trì được tiếp, còn không thì sẽ không hẹn ngày trở lại nếu chỉ trông chờ vào việc bán online”, bà chủ cửa hàng cà phê ở Hà Đông chia sẻ thêm.

Hiền Anh 

Hà Nội: Quán ăn vẫn tràn vỉa hè, như chưa có lệnh đóng cửa, giãn cách

Hà Nội: Quán ăn vẫn tràn vỉa hè, như chưa có lệnh đóng cửa, giãn cách

Theo ghi nhận của PV Infonet sáng 4/5 tại khu vực quận Hoàng Mai (Hà Nội), các quán cafe, quán ăn vẫn mở cửa hoạt động bình thường, một số quán tuy không bán hàng bên vỉa hè nhưng cho khách ngồi tại sân chung cư.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững chủ đề ‘Net Zero 2050’

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk - doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo năm 2023 vừa được Vinamilk công bố có chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”.

Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Nhiều nhà mua hàng, chuỗi phân phối quốc tế lớn đã kết nối với Vinamilk cho nhu cầu về sản phẩm sữa, thức uống dinh dưỡng tại Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 vừa qua.

Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế ngành sữa Vietnam Dairy 2024

Tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 (Vietnam Dairy 2024), Vinamilk gây ấn tượng khi mang đến không gian đa chiều - trải nghiệm đa giác quan; đồng thời truyền cảm hứng về hành trình Net Zero với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Agribank hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng và chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn.

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng vay lãi suất thấp

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Agribank cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi để triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp cho cá nhân và doanh nghiệp.