Nguồn cung dự án nhỏ giọt, các công ty BĐS bất chấp… làm liều

Trong bối cảnh hầu hết các phân khúc bất động sản (BĐS) thị trường TP.HCM đều khan hiếm nguồn cung, một số doanh nghiệp địa ốc đã tự “vẽ” dự án rồi ngang nhiên rao bán, giao dịch khi chưa đủ điều kiện, thậm chí có trường hợp phân lô bán nền cả đất quy hoạch giáo dục.

Khan hiếm dự án 

Được đánh giá là một trong những thị trường BĐS sôi động nhất nước, thế nhưng hiện nay TP.HCM đang đối mặt với bài toán thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Theo quan sát của PV Infonet, từ đầu năm 2019 đến nay số lượng dự án, nhất là phân khúc căn hộ, tung ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn… giậm chân tại chỗ. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết, DN BĐS đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức do tính thiếu ổn định, khó đoán về mặt chính sách. Nhiều DN không tiên lượng được chi phí trước khi quyết định đầu tư, mà điển hình là không thể dự đoán được tiền sử dụng đất dự án phải nộp, lúc nào được nộp? 

Thị trường BĐS TP.HCM đang khan hiếm nguồn cung.

Theo ông Châu, hơn 2 năm qua TP.HCM có hơn 150 dự án bị rà soát, thanh tra. Các cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương và Thành phố vừa giải tỏa cho 124 dự án, chiếm 78% dự án bị rà soát, được hoạt động trở lại. 

Thị trường BĐS bị giảm quy mô, bị sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung căn hộ, nhà ở, giá cả có xu hướng tăng do nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu. Từ tháng 3/2017 đến nay, thị trường BĐS TP.HCM liên tục bị sụt giảm. Cụ thể, theo khảo sát của HoREA, năm 2018 quy mô thị trường giảm 34% so với năm 2017. Quý 1/2019, số lượng dự án được Sở Xây dựng phê duyệt giảm đến 67%; thu ngân sách Nhà nước từ tiền sử dụng đất giảm đến 70%. 

Trong khi đó, đánh giá về nguồn cung phân khúc căn hộ tại thị trường BĐS TP.HCM quý 1/2019, Savills Việt Nam cho rằng thị trường chứng kiến số lượng căn hộ mở bán thấp, chỉ hơn 4.500 căn, giảm 38% theo quý và giảm 27% theo năm. 

Nguồn cung sơ cấp chỉ đạt 12.000 căn hộ, giảm 34% so với quý trước. Phân khúc căn hộ hạng C chiếm đa số nguồn cung mới với 85% thị phần, chủ yếu tập trung tại các quận huyện ngoại thành như quận 8, quận 9. Tại khu vực quận 1, lượng giao dịch căn hộ rất thấp do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán làm gián đoạn thời gian mở bán.

Theo ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận kinh doanh nhà ở của Savills Việt Nam, nguồn cung căn hộ mới trong quý 1/2019 thấp bởi thủ tục pháp lý các dự án bị trì hoãn cũng như chủ đầu tư thay đổi kế hoạch bán hàng. Quá trình thẩm định pháp lý dự kiến sẽ bình thường trở lại vào năm nay. Do đó những dự án không có giấy tờ pháp lý đầy đủ có thể mang đến nhiều rủi ro.

Doanh nghiệp bất chấp làm liều

Trong bối cảnh thị trường BĐS TP.HCM thiếu hụt nguồn cung ở hầu như tất cả phân khúc như trên, đã có một số DN địa ốc tự “vẽ” dự án đất nền để bán, môi giới giao dịch khi chưa đủ điều kiện, thậm chí rao bán cả đất quy hoạch giáo dục. 

Điển hình như dự án An Lạc Riverside tọa lạc đường Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh do Công ty TNHH Xây dựng – thương mại – dịch vụ phát triển BĐS An Lạc Tân (Công ty An Lạc Tân) làm chủ đầu tư. Dự án được quảng bá quy mô hơn 15 ha với 650 nền và hiện có khoảng 10 sàn giao dịch BĐS như Link House, Đất Nam Group, Danh Khôi Real, Nam Trung Land, Thịnh Vượng Home… tham gia rao bán rầm rộ. 

Dự án An Lạc Riverside được rao bán rầm rộ dù thủ tục pháp lý chưa hoàn thiện.

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện trạng dự án An Lạc Riverside chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Dù chưa có bất cứ giấy tờ pháp lý nào nhưng dự án đang được nhiều nhân viên bán hàng rao giá khoảng 2,9 tỷ đồng/nền, tương ứng đơn giá 33 triệu đồng/m2. Khách mua phải đặt cọc 200 triệu đồng/nền, 1 tuần sau thanh toán tiếp 35%. Số tiền còn lại sẽ thanh toán sau đó. 

Bên trong dự án vẫn là bãi đất trống, chưa có dấu hiệu xây dựng.

Về vấn đề này, ông Quách Mộc Tân, Giám đốc Công ty An Lạc Tân cho biết, hiện dự án đang được điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chưa có giấy phép xây dựng cũng như chưa được Sở Xây dựng cho phép huy động vốn. 

Tương tự, thông tin rao bán dự án Khu dân cư Venica Garden ở đường Đào Trí, khu phố 3, phường Phú Thuận, quận 7 thời gian qua gây xôn xao người dân địa phương. Theo nhân viên của Công ty CP BĐS Thế giới Địa ốc, dự án này do Công ty CP Kim Tây Nam (Tây Nam Land) làm chủ đầu tư, quy mô 118 nền đất. 

Theo tìm hiểu của PV, khu đất được quảng bá dự án Khu dân cư Venica Garden thực tế là 6 thửa đất thuộc tờ bản đồ số 5 và 85 thuộc phường Phú Thuận được Tây Nam Land nhận chuyển nhượng từ nhiều chủ đất, đáng nói đây chỉ là đất nông nghiệp. Mặc dù pháp lý không rõ ràng nhưng dự án này vẫn đang rao bán giá 60 triệu đồng/m2, khách mua xây dựng tự do. 

Từ 6 thửa đất được DN gom mua, khu đất này "biến" thành dự án Khu dân cư Venica Garden.

Trước tình trạng rao bán dự án Venica Garden bát nháo như trên, UBND phường Phú Thuận, quận 7 đã ra văn bản cảnh báo người dân và nhà đầu tư. UBND phường khẳng định trên địa bàn không có dự án nào mang tên Khu dân cư Venica Garden, khuyến cáo người dân không mua bán, chuyển nhượng đất đai liên quan đến dự án này. 

Vụ rao bán đất nền có dấu hiệu lừa đảo gần đây nhất tại TP.HCM là sự việc ở khu đất thuộc tổ 5, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Hai DN là Công ty CP Đầu tư Angle Lina và Công ty BĐS Hoàng Ân đã đứng ra phân phối các lô đất nền tại đây. 

Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Hưng, Chủ tịch UBND phường Linh Trung, đây là khu đất trống nằm trong quy hoạch Đại học Quốc gia TP.HCM và đang đợi thực hiện chính sách giải tỏa đền bù. Nhận thấy việc rao bán đất nền tại khu đất trống nói trên có dấu hiệu lừa đảo, UBND phường Linh Trung cũng đã ra văn bản cảnh báo người dân địa phương. 

Phương Anh Linh
Từ khóa: rao bán dự án pháp lý quảng bá sàn giao dịch chủ đầu tư bán đất trên giấy điều kiện mở bán cảnh báo

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.