Người Việt kể chuyện cuộc sống ở nơi lợn đi tất, gà mặc áo len

"Quả chuối để ra ngoài lập tức bị đông đá, có thể dùng làm búa đóng đinh. Đi ngoài đường, nước từ hơi thở đóng đá làm dính tịt cả hai lông mi. Tắm xong, đầu còn ướt chạy ra ngoài là đã bị đông đá", anh Tùng chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Tùng (SN 1988, quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội), hiện đang sống tại Cmonilo, thành phố Chelyabinsk, Nga, đã kể rất nhiều chuyện thú vị cũng như khó khăn xoay quanh việc chống rét ở nơi đây.

Ngộ nghĩnh gà mặc áo

Anh Tùng cho biết, chỗ ở của anh hiện là -45 độ C nhưng nhiệt độ tại miền Viễn Đông Siberia là -60 độ C và ở  thủ đô Moscow hiện là -30 độ C. Sông Vonga đã đóng băng. Tuy nhiên, có vùng -80 độ C, đó là Oymyakon, miền Bắc nước Nga. Thời tiết giá lạnh, mọi sinh hoạt bị đảo lộn, số người đến cấp cứu vì bị sương giá làm tê cóng cơ thể, mất nhiệt làm tắc nghẽn bệnh viện.

Trước khi sang Nga làm việc, sinh sống, anh Tùng đã có sự chuẩn bị trước nên đã thích nghi rất nhanh chóng với khí hậu giá lạnh nơi đây. Theo anh Tùng, mùa đông ở đây, tất cả sông hồ đều đóng băng, đến mùa hè mới tan, đường trơn và đóng băng nên xảy ra nhiều tai nạn.

Người Việt kể chuyện cuộc sống ở nơi lợn đi tất, gà mặc áo len - ảnh 1
Lợn con cũng được mặc áo, nằm đệm.

Gửi cho tôi xem một hình những chú gà mặc áo giữa trời tuyết lạnh trông khá ngộ nghĩnh, anh Tùng bảo: "Gà thường được nuôi nhốt trong nhà cách nhiệt lạnh và có sưởi nước nóng, thi thoảng cũng thả cho chúng ra ngoài lấy khí trời. Khi thả, nó ra lạnh quá nên nhắm tịt mắt, phải mặc áo cho mấy chị gà mắn đẻ.

Tôi và nhiều người nơi đây phải lấy cái khăn mà họ đan bán ngoài cửa hàng về cắt ra và mặc cho chúng. Khoác như áo choàng và có thêm cái dây cột lại phần cổ, khi gà nằm nhìn như đắp chăn. Mọi người đều thấy lạ và tỏ ra thích thú lắm. Gà bên này nuôi từ nhỏ nên gần người, dễ bắt, khi được khoác áo chúng cứ ngơ ngác.

Hồi mới sang Nga, nhìn thấy mấy chú gà là tôi nhớ Việt Nam nên mua vài con nuôi, gửi nhờ đàn gà của một phụ nữ Nga nhà bên cạnh. Ở đây, mấy con vật như lợn, chó, mèo cũng được mặc áo và đeo cả bao tay".

Ở Nga, rất nhiều gia đình nuôi lợn rừng để làm cảnh. Vì được nuôi và sống chung với người từ bé nên chúng rất hiền lành. Gửi hình của một chú lợn con được mặc áo len và đi 4 chiếc tất đồng màu khá ngộ nghĩnh, anh Tùng cho biết: "Đây là con lợn của cô chủ nhà hàng xóm, nó được cưng hơn người, được tắm rửa, nằm ngủ chung với người. Thậm chí con lợn mẹ nặng hơn 2 tạ vẫn được ông chủ nhà cưng chiều cho nằm trên ghế đệm và gối đầu lên đùi chủ".

Cũng theo anh Nguyễn Văn Tùng, ở Nga, rất nhiều nhà nuôi gà vườn để làm thịt. So với giá gà ở Việt Nam thì gà bên đó cũng không quá đắt, rẻ lắm, một con gà tươi sống chưa làm lông tính ra tiền Việt là 140 nghìn đồng/kg (70.000 đồng/kg gà đã làm thịt). Bên đó, người dân chủ yếu ăn thịt và bỏ chân nên chân gà được chất đống bỏ đi.

"Tại Cmonilo, thành phố Chelyabinsk, mỗi một gia đình đều có khu vườn riêng để chăn nuôi, nếu là nhà vườn thì khoảng 2.000m bị xem là nhỏ, thường thì phải rộng hơn. Mua đất bên Nga rẻ hơn mua nhà, nếu mua nhà thì đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3. Chi phí để được sở hữu một căn nhà chung cư rất lớn vì bên Nga thường xây nhà kiên cố để chống lạnh và nóng. Tường phải xây 60cm và ốp mấy lớp bông thủy tinh để giữ ấm", anh Tùng kể.

Người Việt kể chuyện cuộc sống ở nơi lợn đi tất, gà mặc áo len - ảnh 2
Gà mặc áo ở Nga.

Trụi lông mi vì... đông đá

Ở Nga, thời tiết lạnh giá quanh năm, chỉ có mấy chục ngày là hơi ấm một chút. Lúc ấm nhất, nền nhiệt độ vào khoảng -5 độ C. Lúc mới sang, anh Tùng đã phải rất vất vả mới có thể thích nghi với thời tiết và ổn định mọi sinh hoạt.

"Quả chuối để ra ngoài mấy phút lập tức bị đông đá, có thể dùng làm búa đóng đinh. Mỗi sáng tới công ty, chúng tôi đi ngoài đường, vì quàng khăn bịt mồm nên hơi nước bốc hơi theo bay lên rồi đóng đá làm dính tịt cả hai lông mi và bị trụi hết. Mấy lần vừa tắm xong, đầu còn ướt chạy ra ngoài có một lát mà róc đã bị đông đá. Ngay cả việc rửa mặt mà không lau khô mặt ra ngoài là có thể bị đóng băng ngay", anh Tùng chia sẻ.

Điều khiến những nhân viên người Việt như anh Tùng sợ nhất là mỗi lần ra đường mà quên không mang bao tay, vì nếu để tay trần rồi cầm vật gì bằng sắt để ngoài trời sẽ bị bỏng lạnh ngay lập tức. Việc này còn khổ hơn cả bỏng nóng vì người bị sẽ bị rộp da tróc từng mảng, để lại sẹo đen xì. Việc bị dính liền tay vào đồ vật khiến ai cũng sợ chết khiếp. Muốn có đá để uống nước, Tùng và những người bạn Việt Nam ở cùng khu nhà chỉ cần để cốc nước ra cửa sổ chừng 5 - 10 phút có đá ngay.

Người Việt kể chuyện cuộc sống ở nơi lợn đi tất, gà mặc áo len - ảnh 3
Chú heo rừng nặng hơn 2 tạ vẫn được ông chủ cưng chiều.

Thời tiết giá lạnh là vậy nhưng ở Nga, vào ngày lễ rửa tội, mọi người đều phải cởi đồ giữa tuyết lạnh để trầm mình xuống nước rửa tội bằng nước thánh.

Anh Nguyễn Văn Tùng kể: "Lễ rửa tội khá độc đáo, ngày này gọi là Ivan Kupalo, mọi thứ trong ngày này đều liên quan đến nước. Tôi nghe người dân địa phương kể lại, trước đây, đám thanh niên thường xuống sông bơi cho đến tận đêm, sau đó họ đốt lửa và nắm tay nhau nhảy qua đống lửa. Nếu sau khi nhảy qua lửa, họ vẫn nắm tay nhau thì đó sẽ là dấu hiệu tốt, báo hiệu một lễ cưới chẳng còn bao xa.

Tuy nhiên, nay thì người ta chỉ tắm rất nhanh. Vào 12h đêm 18/1 và sáng 19/1 hàng năm, tại tất cả các điểm tắm băng trên toàn nước Nga, người ta đều tắm nước rửa tội. Tôi đã tham gia hai lần lễ rửa tội này, theo tục lệ ở đây, mỗi người phải tắm ít nhất 3 năm liên tục mới có thể hết bệnh tật và không bị đau ốm trong năm và thanh lọc tâm hồn họ. Dù rất lạnh nhưng những em bé mới được vài tháng tuổi cũng được cha mẹ mang đi tắm để mong con hết bệnh tật, mau lớn".

Anh Tùng bảo anh chỉ kịp lội sang khoảng 2m và hụp 3 cái trong cái hố nước rộng 1,5m và dài 2m ở hồ Cmolino (thành phố Chelyabinsk). Hồ được làm lan can cả hai phía, trước khi xuống tắm, mọi người phải làm động tác cầu nguyện rồi lần lượt từng người xuống ngụp lặn 3 lần trong đó. Có vài người phụ nữ lớn tuổi ngồi trên không xuống tắm mà với tay xuống rửa mặt.

Anh Tùng cho biết ngày anh đi tắm rửa tội thì nhiệt độ khu vực đó là -25 độ C, các mặt hồ đóng băng dày 80cm, ô tô có thể đi qua. Lúc tắm xong, vừa bước lên bờ, nước chảy xuống bị đóng băng ngay tức thì. Theo tục lệ, phụ nữ và đàn ông mặc áo hoặc bikini trắng, ngâm mình ba lần trong những hố băng...

Được biết, hơn hai triệu người Nga đã tắm nước rửa tội vào đêm 19 tháng Giêng 2013. Theo đó, 2.600 hồ tắm băng đã được mở trên cả nước.

Thích ứng với tiết lạnh giá đông cứng bằng... xích xe

Từ Đức, anh Phùng Đình Khải (quê Phú Cường, Ba Vì, Hà Nội), hiện sống tại Peine (Đức) cho biết, nền nhiệt độ lạnh nhất trong những năm vừa qua ở Đức là -25 độ C. Với những loại xe hơi chạy dầu diesel mà lại là xe cũ rất khổ vì không nổ được máy. Trong mỗi gia đình đều có lò sưởi, chỉ cần đi dép ra ngoài đổ rác là tuyết bám đầy chân lạnh cóng. Lái xe ngoài trời tuyết còn sợ nhất thời tiết lạnh vậy khi vùng không khí phía trên ấm, nước mưa xuống dưới mặt đất đóng đá luôn, đi bộ còn không nổi, đường trơn trượt. Nhiều xe phải bò ra đường, ở vùng rừng núi thì phải đeo xích vào xe mới đi được, không có xích thì hoặc xe đứng yên tại chỗ, hoặc ở chỗ dốc là tư trượt. Tại Hàn Quốc, mức nhiệt độ thấp kỷ lục trong vòng một thập kỷ qua là -18,6 độ C vào tháng 1/2001. Đầu tháng 1/2013 vừa qua, tại Trung Quốc, cơ quan Khí tượng nước này cũng ghi nhận một đợt lạnh thấp kỷ lục trong 43 năm qua. Theo đó, vùng Nội Mông và phía bắc tỉnh Tân Cương, nhiệt độ đã rơi xuống mức -40 độ C, một số nơi khác nhiệt độ xuống - 15,3 độ C.

Theo Người đưa tin

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !