Người trưởng thành ở Phú Thọ hút thuốc lá đã giảm

Theo kết quả điều tra năm 2020, tỷ lệ hút thuốc lá ở người trưởng thành tỉnh Phú Thọ giảm xuống còn 17,6% (năm 2017 là 21,4%).

{keywords}
Tỷ lệ người trưởng thành ở Phú Thọ hút thuốc lá đã giảm đáng kể (ảnh minh hoạ) 

Thực hiện Luật Phòng, chống tác hại, trong thời gian qua với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Theo kết quả điều tra tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020 cho thấy so với năm 2015 tỷ lệ hút thuốc chung ở người trưởng thành giảm từ 22,5% xuống 21,7%. Tuy nhiên Việt Nam vẫn trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới.

Tại tỉnh Phú Thọ, theo kết quả điều tra năm 2020, tỷ lệ hút thuốc lá ở người trưởng thành giảm xuống còn 17,6% (năm 2017 là 21,4%); người dân tại cộng đồng biết đến Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá chiếm 84,1% (năm 2017 là 61,5%).

Có 94,1% người trưởng thành cho rằng hút thuốc lá có thể gây ra những bệnh nguy hiểm và có 81,5% người trả lời tin rằng hút thuốc lá có thể gây ra ba bệnh đột quỵ, đau tim và ung thư phổi (năm 2017 là 50,1%).

Điều này cho thấy, nhận thức về tác hại của thuốc lá của người dân ngày càng nâng cao. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ người cố gắng bỏ thuốc trong vòng 12 tháng qua tại tỉnh Phú Thọ năm 2020 là 60,9% (năm 2017 chỉ chiếm 13%).

Để đạt được kết quả đó, những năm qua, hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Năm 2015, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá. Các hoạt động PCTHTL của tỉnh tập trung vào 3 mục tiêu: Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá; Xây dựng môi trường không khói thuốc; Tăng cường năng lực cho các cán bộ tham gia hoạt động PCTHTL.

 Sau 5 năm thực hiện, các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá đã được triển khai và bước đầu thu được những kết quả khích lệ.

Truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá được thực hiện lồng ghép vào hoạt động của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và các địa phương. Phong trào xây dựng môi trường không khói thuốc lá không ngừng được đẩy mạnh với sự tham gia của 100% cơ sở y tế, 100% trường học các cấp trên địa bàn.

Đồng thời, hầu hết các cơ quan, đơn vị đều treo biển cấm hút thuốc, biển cảnh báo xử phạt; phổ biến nội quy không hút thuốc lá trong cơ quan; đưa nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm; đưa quy định cấm hút thuốc nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị; đưa tiêu chí không hút thuốc tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn thi đua khen thưởng của công chức, viên chức, người lao động.

Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức hút thuốc có xu hướng giảm. Một số ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đã tham gia tích cực và có sự phối hợp liên ngành trong các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.

Khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người hãy “Cam kết bỏ thuốc lá” như một hành động nhằm hưởng ứng thông điệp Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2021 và Tuần lễ Quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá từ 24-31/5/2021.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có khoảng 780 triệu người muốn bỏ thuốc lá, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 đã có thêm hàng triệu người muốn bỏ thuốc vì lo ngại hút thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm Covid 19, đặc biệt ở những người đã mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư, tiểu đường. Nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá, năm 2021 Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5.

Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế  thế giới.

H. Anh 

Tất cả thuốc lá điện tử là hàng nhập lậu

Hiện nay thị trường thuốc lá điện tử đang làm đau đầu các nhà quản lý bởi đây là sản phẩm chưa được quy định mua bán trên thị trường nhưng lại thu hút giới trẻ.

Thuốc lá thế hệ mới, mùi hương 'giết chết' giới trẻ

Bản chất thuốc lá thế hệ mới vẫn là lệ thuốc chất gây nghiện nicotine, ngoài ra còn gây hội chứng tổn thương phổi cấp, tổn thương nhu mô phổi, nguy cơ cháy nổ…

Việt Nam trong top 15 quốc gia sử dụng thuốc lá nhiều nhất thế giới

'Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ đến mức khó tin – đồng nghĩa với việc giá cả không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá”.

Hút thuốc từ 18 tuổi, ngoài 30 đã đột quỵ

Theo các bác sĩ, ngoài lối sống tĩnh tại ít vận động thì thuốc lá là tác nhân gây ra 50% ca đột quỵ ở người trẻ.

Thuốc lá ảnh hưởng tới xương khớp như thế nào?

Người hút thuốc và người hút thuốc lá thụ động đều có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ như nhau, hệ xương khớp cũng bị khói thuốc tàn phá.

Thuốc lá đầu độc đôi mắt bạn như thế nào?

Thuốc lá và rượu bia là hai nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu trên thế giới. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư, tim mạch mà nó còn ảnh hưởng tới mắt.

Giới trẻ có nguy cơ rối loạn tâm thần vì thuốc lá điện tử

Tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều bệnh nhân là người trẻ tới khám vì các rối loạn tâm lý, trong đó có nguyên nhân do thuốc lá điện tử.

Chuyên gia cảnh báo hút thuốc tăng nguy cơ tâm thần

Theo các chuyên gia y tế, thành phần nicotin gây nghiện và nó điều khiển bộ não người hút, thiếu nicotin sẽ khiến họ cáu gắt, mất tập trung.

Hoại tử ngón tay, suy thận do thuốc lá

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều nguyên nhân gây nguy cơ suy thận, một trong số đó là do hút thuốc lá.

Hút thử thuốc lá điện tử, thiếu nữ hôn mê, nguy cơ tử vong

Bệnh nhân nữ 14 tuổi vào viện trong tình trạng hôn mê, kích thích nhiều, tím tái, đồng tử giãn, nguy cơ suy hô hấp và tử vong cao sau khi hút thử thuốc lá điện tử bạn cho.

Đang cập nhật dữ liệu !