Người trẻ trên đảo Phú Quý theo đuổi đam mê phát triển du lịch từ homestay

Những bạn trẻ trên đảo Phú Quý đang có cách tiếp cận làm du lịch rất hiện đại và năng động, không chỉ mở homestay mà còn lập ra các fanpage để mọi người biết đến homestay của mình đồng thời hỗ trợ thông tin cho khách du lịch.

Homestay là loại hình dịch vụ lưu trú mà khách du lịch nghỉ tại nhà dân, tham gia sinh hoạt cùng người dân địa phương gần như một thành viên trong gia đình.

Đây là loại hình du lịch mà những người trẻ và người nước ngoài rất ưa thích, vì qua đó giúp họ được gần gũi và có những trải nghiệm thực tế để hiểu về hơn về văn hóa của vùng đất bản địa. Ở nước ta loại hình du lịch homestay không mới, nhưng đối với đảo Phú Quý thì homestay mới chỉ phát triển mạnh vài năm trở lại đây.

Đến đảo Phú Quý trong những ngày trời vào thu, phóng viên Infonet có dịp gặp gỡ một chàng trai sinh năm 1995 đang bắt đầu khởi nghiệp bằng dịch vụ homestay. Bạn trẻ này tên là Đồng Duy Khang, dù đã có công việc làm Nhà nước nhưng đam mê đã khiến Khang không ngần ngại thử làm ở một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ.

Và đúng như Khang chia sẻ, đảo Phú Quý có nhiều điều đặc trưng mà chỉ có sống cùng người dân khách du lịch mới trải nghiệm được hết những đặc trưng đó; ví dụ như ngay cả giọng nói của người dân địa phương trên đảo cũng có những điều khác biệt, nếu họ nói với nhau thì du khách khó mà có thể hiểu được.

Và nếu như nói tháng 8 đầu tháng 9 là thời điểm vào thu thì đó thực ra là góc nhìn của người Hà Nội, vì ở đảo Phú Quý đây là cuối mùa gió nam, theo như Khang chia sẻ. Trên đảo Phú Quý người dân chia ra 2 mùa, đó là mùa gió nam từ khoảng tháng 6 đến tháng 9, và mùa gió bắc từ khoảng tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Những câu chuyện thú vị như thế thường được Khang kể cho khách du lịch trong lúc dẫn họ đi thăm quan đảo.

Ông chủ homestay trẻ này, như bao bạn trẻ trên đảo khác, có thể trở thành hướng dẫn viên nếu khách du lịch cần, và có thể đưa họ đến chính xác những địa điểm "check-in" không thể bỏ qua như Vịnh Triều Dương, Bãi Nhỏ - Gành Hang, Chùa Linh Sơn, ngọn hải đăng, khu điện gió, hay cả Dốc Phượt - con dốc trên cung đường tuyệt đẹp được các phượt thủ tự đặt tên như vậy.

Hoặc một ông chủ homestay như Khang cũng có thể dẫn khách ra chợ cá bên bờ biển vào buổi sáng tinh mơ để chọn ra những loại hải sản ngon nhất, đặc trưng nhất, và cũng rẻ bất ngờ để mang về nhà chế biến bữa trưa, bữa tối. Trong bữa ăn cùng gia đình, ông chủ homestay này cùng những người nhà hoàn toàn có thể giao lưu văn nghệ và phục vụ khách bằng những bài hát đặc trưng của Nam Bộ, của miền biển và cả của cư dân đảo Phú Quý.

Ông chủ homestay trẻ Đồng Duy Khang (ngoài cùng bên phải), như bao bạn trẻ trên đảo khác, có thể trở thành hướng dẫn viên nếu khách du lịch cần, và có thể đưa họ đến chính xác những địa điểm "check-in" không thể bỏ qua của đảo Phú Quý


Homestay của Đồng Duy Khang hiện nay có 3 phòng ngăn nắp, thoải mái cho khách trong căn nhà mái bằng khang trang, rộng rãi như bao căn nhà khác trên đảo. Khang cho biết: "Homestay nhà em chỉ lấy giá phòng nghỉ là 50 nghìn một người một ngày, em lấy giá thấp như vậy vì không đặt nặng lợi nhuận kinh doanh mà chủ yếu muốn hỗ trợ khách du lịch đến thăm quan đảo".

"Sau này khi đã phát triển em có thể xây thêm một vài phòng bên ngoài nhà để dành cho những khách muốn có sự riêng tư hơn. Khoảng sân vườn đằng trước nhà em cũng sẽ trồng thêm một số cây hoa, giàn leo, khách tha hồ check-in tại chỗ" - ông chủ homestay trẻ chia sẻ thêm về những dự định tương lai.

Nhìn chung những bạn trẻ như Khang đang có cách tiếp cận làm du lịch rất hiện đại và năng động. Hiện nay Khang đã lập ra fanpage "Homestay Phú Quý" trên Facebook để mọi người biết đến homestay của mình, đồng thời thường xuyên cập nhật những thông tin hữu ích như lịch tàu chạy ra đảo, hay dự báo thời tiết trên đảo. Khang cũng đã có kênh YouTube để đăng clip cảnh đẹp trên đảo và những đoạn phim hiếm hoi giới thiệu về đảo.

Hiện nay Đồng Duy Khang đã lập ra fanpage "Homestay Phú Quý" trên Facebook để mọi người biết đến homestay của mình, đồng thời thường xuyên cập nhật những thông tin hữu ích như lịch tàu chạy ra đảo, hay dự báo thời tiết trên đảo...

Thực tế, homestay trên đảo Phú Quý chưa có nhiều, nhưng cũng có thể kể đến một bạn trẻ khác có cách làm homestay được nhiều người biết đến, đó là bạn Nguyễn Văn Giỏi, ông chủ trẻ của "Homestay Cô Sang" ở hẻm 22, đường Hùng Vương, xã Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), đồng thời là quản trị viên của fanpage "Phượt Đảo Phú Quý".

Được biết, Nguyễn Văn Giỏi xuất thân trong một gia đình thuần nông; sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế với 2 năm trải nghiệm công việc ở TP.HCM, năm 2015 Giỏi quyết định trở về Phú Quý gây dựng sự nghiệp trên chính quê hương của mình với mô hình du lịch homestay. Ý tưởng mở homestay của Giỏi cũng khá tình cờ, bắt đầu từ lần bạn học đến thuê nhà trong dịp nghỉ lễ khi khách ra đảo quá đông.

"Homestay Cô Sang" của Giỏi là căn nhà cấp 4 khang trang, trên một khuôn viên khá rộng khoảng độ 500 m² sát bờ biển Thương Châu. Giỏi cho biết, những ngày đầu khá vất vả, nhưng chịu khó tìm hiểu rồi mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, hoạt động Homestay Cô Sang đã đi vào ổn định, trung bình hàng năm đón khoảng 400 - 500 lượt khách.

Vì mô hình homestay này mà Nguyễn Văn Giỏi là đại biểu duy nhất của Phú Quý trong số 19 thanh niên toàn tỉnh được Tỉnh đoàn Thanh niên Bình Thuận tuyên dương "Gương thanh niên tiêu biểu đã có những nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên lập thân, lập nghiệp".

Nguyễn Văn Giỏi, ông chủ trẻ được nhiều người biết đến vớicủa "Homestay Cô Sang" ở hẻm 22, đường Hùng Vương, xã Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), đồng thời là quản trị viên của fanpage "Phượt Đảo Phú Quý" (ảnh trên Facebook của nhân vật).

Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, diện tích khoảng 17,5 km vuông, cách thành phố Phan Thiết khoảng 120 km về phía Tây Bắc. Từ cách đây khoảng 10-15 năm, chính quyền tỉnh Bình Thuận và huyện đảo Phú Quý đã bắt đầu định hướng làm du lịch, cụ thể với đồ án quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quý, quy hoạch chi tiết các khu du lịch...

Mặc dù vậy sau nhiều năm Phú Quý vẫn chưa thực sự được biết đến nhiều như một địa điểm du lịch, trái ngược với tiềm năng lý tưởng và vẻ đẹp trời phú cho hòn đảo này. Vì thế những câu chuyện khởi nghiệp bằng mô hình homestay kết hợp với nhiều hình thức hỗ trợ du lịch đa dạng và trẻ trung của những thanh niên trên đảo Phú Quý sẽ góp phần vào đà phát triển du lịch nơi đây.

Nhiều năm qua Phú Quý vẫn chưa thực sự được biết đến nhiều như một địa điểm du lịch, trái ngược với tiềm năng lý tưởng và vẻ đẹp trời phú cho hòn đảo này.

Nhằm quán triệt, lãnh đạo cụ thể hóa thực hiện có kết quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 24/10/2016 của Tỉnh ủy Bình Thuận về phát triển du lịch đến năm 2020, Huyện ủy Phú Quý đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 02/11/2016 đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển du lịch đến năm 2020; theo đó mục tiêu chung là tăng cường phối hợp với các ngành của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, từng bước xây dựng Phú Quý trở thành điểm du lịch cấp quốc gia.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu phát huy tiềm năng, lợi thế biển, đảo để phát triển du lịch; cùng với đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng, thu mua, chế biến hải sản, ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng hợp lý, bền vững; phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và góp phần tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phú Quý phấn đấu đến năm 2020 thu hút 15.000 lượt du khách; bình quân giai đoạn 2016 - 2020, thu hút 13.000 lượt du khách/năm và doanh thu du lịch tăng 15%/năm; đồng thời phấn đấu đến năm 2020, thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động từ 1 đến 2 khu du lịch; từng bước hình thành và phát triển loại hình du lịch khám phá biển, đảo.

Năm ngoái vào tháng 10/2017, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý cũng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong đó, Phú Quý xác định kinh tế du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, mang tính xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác.

Bản kế hoạch đặt mục tiêu đổi mới tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, nhất quán quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện.

Anh Hào

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !