Ngư dân Quảng Bình: ""Giữ biển trời này như là trái tim của tôi!

“­Biển mình, mình đánh bắt, sợ chi!" là câu trả lời giản dị của những ngư dân đang ngày đêm bám ngư trường Hoàng Sa.
Sau những chuyến biển dài ngày, họ lại cùng nhau hàn huyên bên con sóng và chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi kế tiếp. Mỗi năm chín tháng gắn bó cùng sóng nước, biển đảo đã trở thành một phần không thể thiếu, nên trước hành động ngang ngược của Trung Quốc những ngày qua, họ lại vươn khơi bám biển với quyết tâm “Giữ biển trời này như là trái tim của tôi!” (*)

Ngư dân Quảng Bình:

Những ngư dân làng biển Cảnh Dương tham gia đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa.


Bám biển đến cùng

Vừa trở về sau chuyến đánh bắt thứ hai ở ngư trường Hoàng Sa, anh Nguyễn Đức Trung (SN 1975) ở thôn Thượng Đức, xã Đức Trạch đã nhanh chóng bắt tay chuẩn bị cho chuyến đi biển thứ ba trong năm 2014. Anh Trung cho biết: Tàu cá số hiệu QB 92699 của anh hiện neo tại Đà Nẵng. Sau khi cập bến và hoàn thành việc gia cố, sửa chữa tàu, anh và các thuyền viên tranh thủ về thăm nhà vài ngày sau đó sẽ trở lại Đà Nẵng để nhổ neo vào ngày 17-5 tới.

Hai chuyến vừa rồi, tàu anh đánh bắt cách vị trí giàn khoan HD 981 mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Hoàng Sa khoảng 25 hải lý. Những ngày lênh đênh trên biển, anh và 8 thuyền viên tàu QB 92699 thường xuyên theo dõi và cập nhật đầy đủ thông tin về tình hình trong khu vực đánh bắt.

“Dù Trung Quốc có nhiều hành động gây hấn và đe dọa đến an toàn đối với không chỉ ngư dân mà cả tàu kiểm ngư và cảnh sát biển, thì chúng tôi vẫn không nao núng. Đánh bắt ở khu vực cách điểm nóng chỉ hơn 25 hải lý nên tàu chúng tôi vẫn quan sát thấy máy bay, tàu của ta và Trung Quốc. Việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của đất nước, đe dọa đến an ninh của nước ta và khu vực, trong đó ảnh hưởng lớn đến ngư dân, càng khiến chúng tôi quyết tâm bám biển tới cùng! Trong mọi trường hợp, chúng tôi sẵn sàng ra khơi, đồng hành cùng ngư dân cả nước để khẳng định chủ quyền của chúng ta!”, anh Trung khẳng định.

Đức Trạch là địa phương có đội tàu đánh bắt xa bờ dẫn đầu toàn tỉnh với trên 100 chiếc. Cũng như anh Trung, anh Phan Tiến Dũng (SN 1972), chủ tàu QB 92046 đang chuẩn bị tham gia chuyến đánh bắt thứ ba ở ngư trường Hoàng Sa. Hai chuyến đi biển đầu năm đã mang lại thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/chuyến. Dù biết những chuyến đi sắp tới sẽ phải đối mặt với nhiều hiểm nguy nhưng tất cả 8 thuyền viên trên tàu đều quyết tâm. Anh Dũng tâm sự: Mình là ngư dân, lại đánh bắt hợp pháp trên ngư trường của mình, sao phải sợ? Ngược lại, trong thời điểm quan trọng này, ngư dân chúng tôi càng phải xông pha để góp phần cùng cả nước giữ biển đảo và chủ quyền đất nước!

Tại xã biển Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới), ngư dân cũng đã sẵn sàng lên đường. Nếu ở những địa phương khác, đồng nghiệp của họ đang chuẩn bị cho chuyến đi biển thứ ba, thì ở Bảo Ninh đã có những tàu cá sắp xuất hành chuyến thứ tư, là con số kỷ lục trong mùa biển năm 2014. Đó là anh Phạm Văn Dẫn (SN 1969) ở thôn Mỹ Cảnh. Tàu anh có số lượng thuyền viên lớn với 22 người. Ngày 17-4, anh sẽ xuất hành chuyến thứ tư. Anh Dẫn cho biết, anh và toàn thể ngư dân đều cảm thấy bức xúc trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.

"Nếu làm được gì để chung tay bảo vệ chủ quyền, chúng tôi luôn sẵn sàng. Thường xuyên tham gia đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, chúng tôi vẫn gặp phải sự gây hấn của Trung Quốc nhưng chẳng vì thế mà lùi bước!". Với mức thu nhập ổn định khoảng 7-8 triệu đồng/chuyến và quan trọng hơn là vừa đánh bắt vừa góp phần giữ gìn biển đảo, chẳng gì có thể ngăn cản anh và các thuyền viên tiếp tục ra khơi, dù biển khơi đang “nóng”!

Tiếp bước lên đường

Nếu năm 2013, xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) chỉ có chưa đến 10 tàu cá tham gia đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, thì đầu năm 2014, con số này đã gần 30 tàu. Những gương mặt tiêu biểu có thể kể đến là Lê Quang Vinh, chủ tàu QB 93418, Nguyễn Minh Tuấn, chủ tàu QB 93990 với hai chuyến đánh bắt bội thu trong năm 2014.

Ngư dân Quảng Bình:

Đội tàu đánh bắt xa bờ xã Đức Trạch sẵn sàng ra khơi.


Chiều 13-5-2014, anh Vinh và anh Tuấn cùng một số ngư dân xã Cảnh Dương có mặt tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiếp tục đăng ký tham gia đánh bắt biển xa. Trong số những tàu cá đăng ký mới, có tàu cá mang số hiệu QB 93758 của anh Nguyễn Hữu Nghĩa. Anh Nghĩa cho biết:

Trước khi quyết định tham gia đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, vợ chồng anh đã suy nghĩ rất kỹ. Với trị giá 1,3 tỷ đồng, gia đình anh đã phải huy động từ nhiều nguồn để đầu tư cho con tàu này. Lựa chọn giải pháp đánh bắt ở khu vực gần bờ hoặc tránh xa điểm "nóng" sẽ an toàn hơn, nhưng vợ chồng anh đã quyết định sẽ gia nhập đội quân đánh bắt xa bờ tại ngư trường Hoàng Sa để tăng thêm sức mạnh và góp phần cùng các lực lượng giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương! "Ngày 17-5, cùng với anh em ngư dân trong xã, tôi sẽ tham gia xuất hành chuyến đầu tiên. Tôi biết sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn, nhưng đã quyết thì cứ rứa mà làm thôi!", anh Nghĩa tâm sự.

Còn anh Phạm Đức Huấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Trạch cho biết: đầu năm 2014, xã chỉ có 1 tàu tham gia đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Nhưng hiện tại có 5 tàu đang tiến hành hoàn tất các thủ tục để có thể ra khơi trong thời gian sớm nhất. Trước những thông tin ngày càng "nóng" được cập nhật về từ Hoàng Sa mỗi ngày, càng thôi thúc những ngư dân địa phương hoàn thành nhanh chóng những công việc cuối cùng để gia nhập đội tàu bảo vệ biển đảo và sẵn sàng cho chuyến đi biển đầu tiên của mình.

Lời kết

Khi bài báo này phát hành, thì hàng nghìn ngư dân Quảng Bình đang trên đường đến với Hoàng Sa. Đồng hành cùng họ là tấm lòng của nhân dân quê hương, sự quan tâm của tỉnh, các ban, ngành chức năng. Họ vững tin đến với Hoàng Sa trong tư thế "Quảng Bình hiên ngang, lòng dân son sắt, tay súng sẵn sàng!" (*). Yêu chuộng hoà bình, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước nên họ không chùn bước trước sự hung hăng, ngang ngược của các thế lực thù địch, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy...

Gắn bó gần trọn đời mình với biển, không chỉ mang về những mùa cá bội thu, những ngư dân dũng cảm đã và đang góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, như trăm năm, nghìn năm trước cha ông đã quyết tâm gìn giữ...

Theo Ngọc Mai/Báo Quảng Bình

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !