Ngư dân Đà Nẵng: Đang ở biển của mình mà Trung Quốc quấy nhiễu ghê lắm!

“Ngư dân Đà Nẵng có lo lắng nhưng không sợ, nên vẫn tiếp tục ra khơi, như đã từng ra khơi khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm các năm trước!” – Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng Trần Văn Lĩnh khẳng định

Ngư dân đối mặt nhiều khó khăn

Sáng 18/5, phóng viên Infonet đã gặp chị Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90657 TS (công suất 944CV) vừa được đóng mới để thay thế tàu ĐNa 90152 TS bị tàu sắt Trung Quốc đâm chìm ngày 25/6/2014 khi nước này tự ý hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Ngư dân Đà Nẵng: Đang ở biển của mình mà Trung Quốc quấy nhiễu ghê lắm! - ảnh 1

Theo Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng Trần Văn Lĩnh, bà con ngư dân mong muốn các lực lượng chức năng Việt Namtiếp tục tăng cường các biện pháp giữ yên vùng biển chủ quyền để họ an tâm, kiên trì bám trụ, làm ăn sinh sống trên ngư trường truyền thống của mình (Ảnh: HC)

Chị Hoa cho biết có nghe chuyện Trung Quốc lại vừa tự ý đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông nhưng thực ra trước đó họ đã xua đuổi các tàu cá của Việt Nam rất dữ. Đó là lý do khiến tàu ĐNa 90657 TS dù mới hạ thủy, công suất lớn nhưng làm ăn chỉ “tạm được qua ngày”.

“Cách đây nửa tháng, chiếc ĐNa 90657 TS gặp được luồng cá, đang làm ngon lành thì bị tàu Trung Quốc tới đuổi mấy lần nên phải vô, bị lỗ nặng. Hồi nào đến giờ tàu của tui chỉ đánh bắt trên vùng biển của mình thôi nhưng vẫn bị tàu của họ tới đuổi. Anh em trên tàu bức xúc lắm vì đi cả tuần không gặp cá, tới khi gặp được thì lại bị đuổi. Mới hai mươi mấy ngày mà bị đuổi hai lần rồi!” – chị Hoa kể.

Trong khi đó, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng cho hay, hôm 26/3 âm lịch (tức 14/5) vừa qua, ông đến dự lễ giỗ tiền nhân đã bỏ mình theo nghề biển của ngư dân phường Xuân Hà và được nhiều người cho biết tàu Trung Quốc quấy nhiễu rất trắng trợn.

Nguyên do là Trung Quốc đang triển khai giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, dù chưa đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như năm ngoái song chỉ cách vị trí cũ vài chục km. Và họ đang xua đuổi, ngăn chặn tàu cá hoạt động trong khu vực 20km quanh giàn khoan này, dù đây không phải vùng biển của họ trong khi lại là ngư trường truyền thống của ngư dân Đà Nẵng. Chưa kể, mặc dù thông báo 20km nhưng trên thực tế họ triển khai việc xua đuổi tàu cá từ rất xa, cách giàn khoan cả trăm km, kể cả trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

“Nay có thêm lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông thì họ càng hung hăng, dữ tợn. Năm nào đến vụ cá nam Trung Quốc cũng đưa ra lệnh cấm đó. Nhưng năm nào ngư dân mình cũng vẫn đi biển vì đây là mùa làm ăn của họ mà. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá xăng dầu tăng, cá ít, cộng thêm lệnh cấm này cũng đang gây ra nhiều khó khăn cho ngư dân Đà Nẵng!” – ông Trần Văn Lĩnh nói.

Có lo lắng nhưng không sợ!

Theo chị Huỳnh Thị Như Hoa, không chỉ tàu của chị mà hầu như đợt này các tàu bạn đều “bể”, phần thì do nguồn cá ngày càng eo hẹp, khó làm, phần bị tàu Trung Quốc đuổi, phần thì giá xăng dầu tăng vọt... Vậy mà khi được hỏi có tiếp tục cho tàu đi biển nữa không, chị Hoa trả lời gọn tưng: “Đi chớ! Không đi lấy gì mà sống!”.

Rồi chị nói thêm: “Đi làm mà lỗ quá nhiều khi thấy cũng nản. Nhưng biển của mình thì mình phải đi chứ làm răng bỏ được. Nghề cha ông từ bao đời truyền lại, con cháu làm răng bỏ được. Với lại nếu mình sợ mà không đi, hóa ra biển của mình thành biển của họ. Lỗ thì vay mượn để đi tiếp. Lấy chuyến này bù chuyến khác. Đến khi nào không vay mượn được nữa rồi mới tính!”.

Rồi chị nói thêm: “Họ cấm là chuyện của họ. Đây đâu phải lần đầu họ cấm. Còn mình đi thì cứ đi. Ra biển, gặp họ đuổi thì tìm cách tránh né để ở lại đánh bắt. Họ đuổi dữ quá thì chạy vô, lỗ phí tổn. Không làm cũng đói mà làm cũng đói nên cứ phải đi. Lọt thì nhờ, không lọt thì lỗ!” – chị Hoa cho biết.

Trước tình hình này, ông Trần Văn Lĩnh cho biết, Hội Nghề cá Đà Nẵng đang tích cực nắm tình hình, động viên bà con ngư dân kiên trí bám biển và kịch liệt phản đối, lên án lên cấm cũng như việc ngăn chặn, xua đuổi ngư dân Việt Nam hành nghề hợp pháp trên Biển Đông, xem lệnh cấm đó hoàn toàn vô giá trị.

Chị Huỳnh Thị Như Hoa cũng khẳng định: “Họ cấm là chuyện của họ. Đây đâu phải lần đầu họ cấm. Còn mình đi thì cứ đi. Ra biển, gặp họ đuổi thì tìm cách tránh né để ở lại đánh bắt. Họ đuổi dữ quá thì chạy vô, lỗ phí tổn. Nhưng chẳng lẽ cho tàu nằm bờ, nên cứ phải đi. Lọt thì nhờ, không lọt thì lỗ, lỗ thì lấy chuyến này bù chuyến khác!”.

Chúng tôi liên hệ với “sói biển” Lê Văn Chiến, thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90351 TS (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) để nắm thêm tình hình. Tuy nhiên Hội Nông dân quận Thanh Khê cho biết, anh Chiến đang đi biển nên không gọi điện thoại được.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, ngư dân Đà Nẵng có lo lắng nhưng không sợ, nên vẫn ra khơi, như đã từng ra khơi khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm các năm trước. Bên cạnh đó, bà con cũng mong muốn các lực lượng chức năng Việt Nam tiếp tục tăng cường các biện pháp giữ yên vùng biển chủ quyền để họ an tâm, kiên trì bám trụ, làm ăn sinh sống trên ngư trường truyền thống của mình và góp phần giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !