Nghiên cứu về kiến thức, thực trạng sử dụng thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam
Ông Bùi Minh Tuấn – Tổ chức Chiến dịch Vì trẻ em không thuốc lá cho biết trong nghiên cứu online về thực trạng, kiến thức của người dân về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Ông Tuấn cho biết qua nghiên cứu, trong 6 tháng đầu năm 2020, đã có 90.410 tin bài đăng liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên các kênh truyền thông tại Việt Nam. Trong đó, Facebook là kênh tập trung tin bài nhiều nhất, với 84.731 tin bài (chiếm 93,7%).
Riêng về thuốc lá điện tử, cũng trong khoảng thời gian trên, có 86.029 tin bài đăng. Facebook vẫn là kênh truyền thông đăng số lượng tin bài quảng cáo chiếm con số áp đảo: gần 94%, tiếp đến là Instagram, Youtube và các kênh khác như blog, forum). Nội dung các tin bài này chủ yếu hướng tới quảng cáo, buôn bán các loại thuốc lá điện tử như vape, juice và chia sẻ thông tin, review, hướng dẫn sử dụng thuốc lá điện tử - chiếm 95%.
Trong năm 2019 có tổng số 580.039 bình luận với các vấn đề về thuốc lá và quảng cáo thuốc lá, chủ yếu tập trung trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, có 385.525 bài đăng thể hiện quan điểm cá nhân về thuốc lá và quảng cáo thuốc lá do các tài khoản người dùng đăng tải trên mạng xã hội Facebook (gọi chung là các bình luận).
Đặc biệt, cóp 22 % số số người đưa quan điểm những người sử dụng thuốc lá và buôn bán thuốc lá, nội dung chủ yếu về quảng cáo rao bán các loại thuốc lá, nhu cầu mua thuốc lá, chia sẻ, tham khảo kinh nghiệm mua bán, hút thuốc lá điện tử.
Hình ảnh cửa hàng bán thuốc lá điện tử |
Bên cạnh đó còn là các ý kiến cho rằng báo chí và cơ quan y tế Việt Nam lên án thuốc lá điện tử là vì ủng hộ thuốc lá truyền thống; một số ý kiến phản đối việc tăng thuế thuốc lá, cho rằng giá thuốc lá rẻ không phải là nguyên nhân do thuế thuốc lá rẻ.
Cũng theo nghiên cứu của ông Minh, hiện đối với thuốc lá điện tử các cuộc khảo sát năm 2014 và 2015, Hoa Kỳ chỉ ra rằng gần 10% thanh niên (18-24 tuổi) và 13% học sinh trung học - những người chưa bao giờ sử dụng các sản phẩm khác từ thuốc lá đã từng thử thuốc lá điện tử.
Năm 2018, Khảo sát Thuốc lá Thanh thiếu niên Quốc gia cho thấy 20,8% học sinh trung học hiện có sử dụng thuốc lá điện tử - tăng 75% so với năm 2017.
Một nghiên cứu về thanh thiếu niên tại các thị trấn và thành phố của 13 quốc gia Đông Âu cho thấy 2,6% thanh thiếu niên không hút thuốc đã từng thử thuốc lá điện tử ít nhất 3 lần.
Một nghiên cứu của Hàn Quốc: 9,5% thanh thiếu niên chưa bao giờ hút thuốc nhưng đã sử dụng ENDS thường xuyên (nhiều hơn 10 lần mỗi tháng) trong đó 3,3% sử dụng chúng mỗi ngày.
Việc sử dụng cùng lúc ENDS và thuốc lá thông thường rất phổ biến. Trong một cuộc khảo sát trên toàn châu Âu, 74% người dùng ENDS cũng sử dụng thuốc lá thông thường 1.2.
Một nghiên cứu của Canada: Những người sử dụng ENDS thường có rủi ro cao hơn trong việc bắt đầu hút thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng ENDS và việc bắt đầu hút thuốc là mạnh mẽ nhất trong giới trẻ - đối tượng được cho rằng ít khả năng sẽ hút thuốc trong tương lai.
Ông Minh chia sẻ về nghiên cứu của mình |
Một bài tổng quan lý thuyết tại Anh báo cáo về ảnh hưởng ban đầu theo cả hai hướng: (1) thanh thiếu niên những người sử dụng ENDS có nhiều khả năng sẽ hút thuốc lá hơn những người không dùng ENDS (2) thanh thiếu niên hút thuốc có nhiều khả năng sẽ dùng ENDS hơn người không hút thuốc. Tác giả đã kết luận rằng đối với thanh thiếu niên chưa bao giờ hút thuốc nhưng sử dụng ENDS, tỷ lệ hút thuốc lá thông thường cao hơn tới sáu lần so với những thanh thiếu niên chưa từng sử dụng ENDS.
Một bài tổng quan nghiên cứu của Hoa Kỳ kết luận: Tỷ lệ bắt đầu hút thuốc ở những người trẻ (tuổi từ 14-30) đã từng dùng thuốc lá điện tử cao hơn 3,62 lần so với những người chưa từng sử dụng.
Còn thuốc lá làm nóng, nghiên cứu ở Ru-ma-ni năm 2017, có 3,1% thanh niên, 3,8% nam thanh nhiên và 2,3% nữ thanh niên (13–15 tuổi) hiện đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá làm nóng.
Ở Hàn Quốc năm 2018, một năm sau khi HTP được ra mắt thị trường lần đầu tiên, đã có 2,8% thanh thiếu niên độ tuổi 12-18 cho biết là đã từng sử dụng HTPs.
Tại Việt Nam 45,3% nam giới, 1,1% nữ giới và tính chung là 22,5% người trưởng thành (tương đương 15,6 triệu người) hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào. 18,6% người đã nghe về thuốc lá điện tử, 1,1% người đã từng sử dụng thuốc lá điện tử, 0,2% người đang sử dụng thuốc lá điện tử.
Khánh Chi